Bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sau 4 ngày diễn ra, tối 20/11, tại Nhà hát Phạm Thị Trân, thành phố Ninh Bình, Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 với sự tham dự của 300 nhạc sĩ, nghệ sĩ đến từ gần 40 tỉnh, thành phố.
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.
Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật phát biểu tại Liên hoan.

Tại Lễ bế mạc, Ban tổ chức đã trao 9 huy chương vàng, 9 huy chương bạc cho các tiết mục dự thi giọng ca Việt và độc tấu nhạc cụ; 17 giải A, 39 giải B và 10 bằng khen cho các nhạc sĩ có tác phẩm biểu diễn ấn tượng.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cho biết, năm nay, Ban tổ chức đã có những đổi mới thay vì chỉ là Liên hoan các tác phẩm của hội viên thì Liên hoan lần này còn mở ra phần dành cho các nghệ sĩ biểu diễn. Thực tế việc tổ chức phối khí, dàn dựng và biểu diễn đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đa số công đoạn này nếu được quan tâm đầu tư đúng mức thì sẽ nâng cao hiệu quả cho tác phẩm rõ rệt, thậm chí có thể tạo ra sự bùng nổ cho sản phẩm âm nhạc. Đồng thời, Hội Nghệ sĩ Việt Nam phối hợp các đơn vị sự nghiệp, các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thi, liên hoan chuyên ngành về âm nhạc không chỉ dành cho các hội viên mà mở rộng quy mô, đối tượng tham gia trên toàn quốc hoặc quốc tế cũng là một hướng đi rất đúng đắn và cần thiết.

Bế mạc Liên hoan Âm nhạc toàn quốc năm 2024 ảnh 1
Ban tổ chức trao bằng khen cho các nhạc sĩ có tác phẩm biểu diễn ấn tượng.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Vinh đánh giá, trong Liên hoan lần này có nhiều tác phẩm được khai thác kết hợp phát triển giữa nghệ thuật truyền thống và hiện đại, giữa các hình thái sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng với lối trình diễn của sân khấu đương đại. Ngay từ cách đặt vấn đề về một sự việc hay sự vật, tác giả có cách khéo léo trong lựa chọn ngôn từ hoặc rất sáng tạo trong lựa chọn đặt cho ca khúc của mình một mô hình có tính chất ổn định và theo đó là cách đặt hòa thanh, tiết tấu tiếp cận những lối chơi hiện đại, qua đó tạo điều kiện để các nghệ sỹ có cơ hội thể hiện làm tăng hiệu quả cho sản phẩm. Bên cạnh đó cũng có những tác phẩm được tác giả lựa chọn thủ pháp an toàn bằng cách kế thừa tính truyền thống trong cấu trúc, trong tiết, trong câu. Hội đồng nghệ thuật trân trọng những đóng góp của các nghệ sĩ và mong muốn nhận được sự hưởng ứng của các nghệ sĩ trong những năm tiếp theo.

Liên hoan Âm nhạc toàn quốc được tổ chức nhằm biểu dương những tài năng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, khuyến khích sự sáng tạo, vươn lên trong các lĩnh vực sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình và đào tạo âm nhạc. Đây là dịp để các nhạc sĩ, nghệ sĩ trong cả nước gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, giao lưu tác phẩm âm nhạc mới sáng tác, giới thiệu bản sắc văn hóa vùng miền. Liên hoan góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác và biểu diễn âm nhạc, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật ngày càng cao của công chúng trong thời kỳ mới.

Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.
Bão Beryl là cơn bão cấp 5 đầu tiên hình thành vào tháng 6 khi bắt đầu mùa bão Đại Tây Dương. Ảnh: Nasa
Nguyên nhân đẩy nhanh tốc độ gió bão Đại Tây Dương năm 2024
(Ngày Nay) - Viện nghiên cứu Climate Central công bố một công trình cho thấy nhiệt độ đại dương ấm lên do con người gây ra đã làm tăng tốc độ gió tối đa của mọi cơn bão Đại Tây Dương trong năm 2024. Điều này phản ánh cách thức mà biến đổi khí hậu đang khuếch đại sức mạnh hủy diệt của các cơn bão.
Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara, Indonesia, phun trào ngày 8/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Indonesia cảnh báo nguy cơ lũ dung nham lạnh gần núi lửa Lewotobi
(Ngày Nay) - Ngày 20/11, giới chức Indonesia cho biết núi lửa Lewotobi Laki-laki tiếp tục hoạt động mạnh khiến 3 ngôi làng trong khu vực Đông Flores, tỉnh Đông Nusa Tenggara có nguy cơ cao phải hứng chịu lũ dung nham lạnh từ các con sông bắt nguồn từ đỉnh núi trên. Các ngôi làng này nằm trong bán kính 7 km tính từ miệng núi lửa.