Tranh của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương: Sự trở về ký ức với những hoài niệm tuổi thơ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 17/11/2024, tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM, diễn ra lễ khai mạc triển lãm tranh với chủ đề “Cõi an thường” của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương, giới thiệu những sáng tác mới nhất với hơn 50 tác phẩm sơn mài nhiều kích cỡ. “Cõi an thường” là sự tiếp nối mạch lạc những đề tài mà họa sĩ theo đuổi nhiều năm qua.
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương đang sáng tác. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương đang sáng tác. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương đã đạt đến một trạng thái thảnh thơi, buông bỏ mọi áp lực bên ngoài, tập trung vào hành trình sáng tạo. Tranh sơn mài của anh luôn mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy và sang trọng, lôi cuốn người xem bằng những tác phẩm có kích thước lớn, bố cục khoáng đạt, tinh tế đậm nét phương Đông. Họa sĩ khéo léo sáng tạo nên những tác phẩm có chiều sâu, nơi ý nghĩa không nằm trên bề mặt mà ẩn mình trong những khoảng lặng, những khoảng trống để người xem tự mình chiêm nghiệm.

Giới mộ điệu hội họa đương đại cho rằng, tranh và họa sĩ là mối giao hòa đầy tâm huyết, một sự kết nối vừa chặt chẽ vừa tinh tế. Tuy hai mà một, tưởng chừng như hòa quyện làm nên một thực thể duy nhất, nhưng đồng thời lại tách biệt, như hai thực thể độc lập trao đổi và phản chiếu lẫn nhau. Họa sĩ gửi gắm vào từng đường nét, từng sắc màu những tâm tư, cảm xúc sâu kín, để rồi chính tác phẩm lại quay ngược, soi sáng và thấu hiểu tâm hồn người sáng tạo.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương: Sự trở về ký ức với những hoài niệm tuổi thơ ảnh 1

Họa sĩ Nguyễn Hoài Hương giao lưu với người thưởng lãm tranh tại triển lãm tối 17/11/2024. Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Tác phẩm của Nguyễn Hoài Hương với tư cách là một “người bạn đồng hành” thầm lặng, không chỉ mang thông điệp đơn thuần mà còn là nơi hội tụ những suy tư, nỗi niềm riêng tư mà họa sĩ muốn chia sẻ. Còn người họa sĩ, khi hoàn thành tác phẩm, lại như một kẻ tri kỷ, lặng lẽ ngắm nhìn sự phản chiếu tâm hồn mình, để rồi bất ngờ nhận ra những điều chưa từng ngộ ra trước đó. Đó là sự đồng điệu kỳ diệu, nơi mà cả họa sĩ lẫn tác phẩm đều góp phần làm phong phú lẫn nhau. Một mối quan hệ trầm lặng nhưng đầy thi vị, nơi mà cái đẹp và cảm xúc không ngừng được trao đổi, cùng nhau tạo nên những dấu ấn vượt thời gian.

Nguyễn Hoài Hương đi sâu vào tìm kiếm sự độc đáo của bản thân. Vẫn là những điệu hình cổ điển nhưng dưới nét bút của anh, hình ảnh Việt Nam hiện lên đằm thắm, dịu dàng nhưng canh tân và bay bổng hơn. Hay ở một chiều hướng khác là trừu tượng, ở anh là một sự trừu tượng giàu tính biểu hiện. Cái tài của Nguyễn Hoài Hương là tranh trừu tượng vẫn nuôi dưỡng được sự sóng sánh, dạt dào liên tục của cảm xúc, dẫu đứng trước những công đoạn mài sơn chậm rãi hay ngắt quãng.

Với Nguyễn Hoài Hương, nghệ thuật, không chỉ là một đam mê mà còn là một sứ mệnh, anh đi sâu vào công cuộc ghi khắc lại những di sản Việt, không chỉ là những điều lớn lao hay dựa trên tầm vóc, di sản Việt ẩn tàng trong muôn trạng hình thái, trong những điều ta làm và cảm.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương: Sự trở về ký ức với những hoài niệm tuổi thơ ảnh 2

Tác phẩm của Nguyễn Hoài Hương

Nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chức cho biết, hội họa của Nguyễn Hoài Hương thời kỳ đầu là tranh sơn dầu - chất liệu mà anh theo học và tốt nghiệp năm 1986 tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM. Vài năm gần đây, Hoài Hương chuyển sang làm tranh sơn mài, bước đầu có sự hỗ trợ về kỹ thuật của nhiều bậc đàn anh lão luyện trong nghề, để rồi mau chóng “nhập” vào cõi tranh có thể gọi là “thuần Việt” này. Dường như chất liệu sơn mài truyền thống mới có khả năng chuyên chở sự tinh tế trong cảm nhận và sự khéo léo của đôi tay từng miệt mài làm đẹp những không gian đầy mỹ cảm.

Ông kể: “Nhờ có những điều kiện vững vàng nên xưởng sáng tác của họa sĩ cũng thu hút người xem chẳng kém nơi trưng bày tác phẩm. Đến đây, ngắm nhìn hàng loạt tranh đang được thực hiện qua các công đoạn bắt buộc của kỹ thuật - nghệ thuật sơn mài Việt. Những tấm vóc to tướng đã xong phần hình, đang chờ lên màu. Những bức khác đang được người giúp việc tỉ mẩn cẩn từng mảnh vỏ trứng li ti… Có lần, hỏi thăm mấy bức lần trước đến xem mới hoàn thành, được trả lời: “Có chủ hết rồi”, “À, bức đó thì một ngân hàng đã chọn vào sưu tập của họ”... Thế nên, phòng tranh “Giấc mơ” hoành tráng tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM - mà họa sĩ đã bỏ kinh phí và công sức làm sạch và đẹp không gian trưng bày để giúp tôn vinh tác phẩm của mình.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương: Sự trở về ký ức với những hoài niệm tuổi thơ ảnh 3
Tác phẩm của Nguyễn Hoài Hương

Dễ nhận thấy ở “Cõi an thường” vẫn là sự tiếp nối mạch lạc của nhiều đề tài họa sĩ đã theo đuổi nhiều năm qua. Những cổng làng, cổng xóm, những mái nhà nông thôn miền Bắc, nơi tác giả được sinh ra và lớn lên. Cây cầu đá bắc ngang dòng kênh với các liền chị áo tứ thân dạo bước. Các ca nương mớ ba mớ bảy trên chiếu chèo ngày hội làng. Những bầy trâu - hình tượng quen thuộc trong hội họa Hoài Hương - cùng đám mục đồng đủng đỉnh trên đường làng… Và rất nhiều hoa sen với lá sen “Vẫn biết lòng mình là hương cốm/ Chả biết tay ai làm lá sen” (thơ Nguyên Sa)”…

Cũng theo nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chức, “Cõi an thường” không thiếu những thể nghiệm sơn mài trừu tượng, song đậm nét vẫn là những bức tranh đầy nỗi nhung nhớ làng quê. “Cõi an thường” của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương là một sự trở về với ký ức, với những hoài niệm tuổi thơ.

Trong một lần trả lời phỏng vấn Tạp chí Mỹ Thuật (tháng 9-2002), Họa sĩ thổ lộ: “Hội họa đã trở thành cái nghiệp, một cái nghiệp mà suốt cả cuộc đời chẳng thể nào cởi bỏ được đối với một tâm hồn yêu hội họa như tôi”. Vẽ với anh mãi mãi là một sự trở về, một hành động mang ý nghĩa “quy cố hương” đích thực - cái cố hương sáng tạo muôn thuở của người nghệ sĩ và cái cố hương mà anh luôn hoài vọng được sống với nó; điều anh đã thể hiện xuyên suốt trong lĩnh vực thiết kế nhưng chưa đủ.

Tranh của họa sĩ Nguyễn Hoài Hương: Sự trở về ký ức với những hoài niệm tuổi thơ ảnh 4
Tác phẩm của Nguyễn Hoài Hương

“Trong hội họa của Nguyễn Hoài Hương có yếu tố không gian và ngược lại, trong không gian kiến trúc - nội thất của anh in đậm dấu vết hội họa. Anh cứ lặng lẽ đi tìm những gì mình yêu thương, gắn bó, hoài vọng, mơ màng, với một chút “điệu đàng” như chính con người anh. Đến bây giờ, thành đạt hơn xưa rất nhiều lần, tuổi đã gần “tri thiên mệnh”, song Nguyễn Hoài Hương vẫn cứ nhẹ nhàng, từ tốn và vẫn cứ mải miết tìm về…”, Nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Trọng Chức, nói.

Triển lãm diễn ra từ 17/11/2024 - 28/11/2024 tại số 97 Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1.

Nghệ sĩ Nguyễn Hoài Hương, sinh năm 1956, tuy tốt nghiệp khoa Sơn dầu tại Đại học Mỹ thuật TP.HCM năm 1986, nhưng cơ duyên lại đưa đẩy Nguyễn Hoài Hương bén duyên với sơn mài truyền thống. Một chất liệu đòi hỏi lớn về sự hợp cạ và sức bền, Nguyễn Hoài Hương lại hội tụ đủ hai điều ấy. Cái duyên với sơn mài thật lạ lùng, sơn mài được “dúi thẳng” vào tay rồi cứ thế anh tự nhiên mà theo đuổi, trung thành bền bỉ đến tận hiện tại.


Họa sĩ có tranh được treo vĩnh viễn trong Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, có nhiều tác phẩm trong các bộ sưu tập tư nhân trong nước và nước ngoài.

TIN LIÊN QUAN
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.