'Bệnh nhân 91 là trường hợp đặc biệt với thế giới'

PGS.TS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nhận định nam phi công mắc Covid-19 là "trường hợp rất đặc biệt, y văn thế giới không có nhiều ca".
Bệnh nhân 91 hồi phục kỳ diệu sau hơn 90 ngày điều trị. Ảnh: L.N.
Bệnh nhân 91 hồi phục kỳ diệu sau hơn 90 ngày điều trị. Ảnh: L.N.

Sáng 22/6, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) tổ chức họp báo về quá trình điều trị bệnh nhân 91 mắc Covid-19 ở Việt Nam. Đây là nam phi công người Anh, 43 tuổi. Từ một bệnh nhân tưởng chừng không còn hi vọng sống, các bác sĩ đã sử dụng phương pháp gì để giúp nam phi công hồi sinh?

Bệnh nhân 91 có thể xuất viện

PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân 91, cho biết đến sáng nay, tình hình sức khỏe của bệnh nhân rất khả quan. Nam phi công tỉnh, tiếp xúc, giao tếp bằng lời nói, có thể tự thở, các hoạt động cung cấp oxy giảm, ban ngày không cần thở oxy. Tình trạng phổi hồi phục trên dữ liệu lâm sàng, tự thở tốt, không suy hô hấp. X-quang phổi hồi phục tốt.

Bệnh nhân có thể cầm nắm, tự ăn, viết, sử dụng điện thoại tinh tế như nhắn tin. Sức cơ chân hồi phục khá, có thể co chân bình thường, đang tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng. Tuy nhiên, cơ chân có thể cần thêm thời gian mới có thể đi đứng bình thường. Chức năng các cơ quan khác hầu như trở về bình thường, đặc biệt là hệ miễn dịch.

Như vậy, theo đánh giá của Bệnh viện Chợ Rẫy, nam phi công đã đảm bảo các tiêu chí để có thể xuất viện. Bệnh nhân sẽ được chuyển sang chăm sóc dinh dưỡng và tiếp tục cải thiện thể lực.

Cứu bệnh nhân 91 với tâm thế "còn nước còn tát"

PGS.TS.BS Phạm Thị Ngọc Thảo, Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết khi bệnh nhân còn điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy đã cử ê-kíp hỗ trợ kỹ thuật oxy hóa qua màng ngoài cơ thể (ECMO). Trong 65 ngày bệnh nhân 91 nằm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, ê-kíp bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy đã có 43 ngày cùng hỗ trợ điều trị.

“Thời điểm đó, tình trạng bệnh nhân rất nặng, suy hô hô hấp, chỉ số oxy hóa máu kém. Điều đó khiến chúng tôi quyết định thực hiện kỹ thuật ECMO để cứu sống bệnh nhân”, bác sĩ Thảo chia sẻ.

Ngoài ECMO, kíp bác sĩ trẻ có tay nghề cao còn thực hiện nhiều kỹ thuật trong hồi sức như mở khí quản, lọc máu, kỹ thuật hồi sức huyết động, hô hấp.

“Trong 43 ngày, chúng tôi nhận thấy phổi của bệnh nhân diễn tiến rất nặng, có lúc xuống còn 10%, tình huống xảy ra trong điều trị có nhiều biến cố. Chúng tôi từng kinh qua nhiều bệnh, dù tuyệt vọng vẫn cố gắng hết sức để cứu sống bệnh nhân với tâm thế còn nước còn tát”, bác sĩ Thảo kể.

Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ khi ê-kíp điều trị tính đến phương án ghép phổi là thời điểm khả năng sống của bệnh nhân 91 rất thấp. Bên cạnh đó, kinh nghiệm ghép phổi của Việt Nam không nhiều, tiên lượng ca đại phẫu rất dè dặt. Đồng thời, quá trình điều trị cho bệnh nhân cũng có nhiều sự cố như không có thuốc, không có đầy đủ thiết bị bởi tình huống quá bất ngờ, đặc biệt. Bệnh nhân có phần kháng thể kháng Heparin gây hội chứng giảm tiểu cầu (HIT). Đối với bệnh nhân đang dùng ECMO, tỷ lệ mắc phải hội chứng này rất thấp.

"Nam phi công là trường hợp rất đặc biệt, y văn thế giới không nhiều ca. Chúng tôi phải đọc nhiều tài liệu. Thời điểm đó, chúng tôi sử dụng loại thuốc kháng đông đặc hiệu không phải Heparin. Trong đêm, chúng tôi quyết định sử dụng thuốc khác vì màng ECMO đông liên tục. Đây là ca đầu tiên sau 2 giờ khi thực hiện phương ECMO, màng đông cứng, trong khi không phải kíp bình thường có thể thay màng lọc được. Chúng tôi phải tiến hành thay màng để bệnh nhân không ngưng tim. Trong 57 ngày, chúng tôi đã thay 7 màng ECMO. Đây là ca quá đặc biệt với thế giới”, bác sĩ Thảo nói.

4-5 loại thuốc lần đầu được sử dụng ở Việt Nam

Trong quá trình chỉ định, các bác sĩ thường xuyên phải giải thích cho bệnh nhân. Tuy nhiên, khi phải can thiệp ECMO vào thời điểm nam phi công đã hôn mê, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy phải ký cam kết để các bác sĩ tiến hành phương pháp này cho bệnh nhân.

Thời điểm phổi chỉ hoạt động 10%, bệnh nhân còn tràn khí màng phổi, nhiễm thêm vi khẩn. Các bác sĩ đánh giá có thể do phế nang bị virus xâm lấn, làm hoại tử, gây vi huyết khối, đông đặc phế nang.

"Các bác sĩ phải đọc tài liệu liên tục do mỗi ngày đều có thêm diễn tiến mới. Do có ECMO, chúng tôi xử lý kịp thời tràn khí màng phổi nên bệnh nhân vượt qua cửa tử", bác sĩ Thảo chia sẻ.

Khi nam phi công có cử động tay, ngưng ECMO, ngưng an thần, điều ê-kíp điều trị sợ nhất là bệnh nhân có tỉnh lại hay không vì ảnh hưởng đến tế bào não. May mắn, khi ngưng các loại thuốc, bệnh nhân phục hồi tri giác rất tốt.

Đặc biệt, các bác sĩ đã sử dụng 4-5 loại thuốc chưa từng sử dụng cho bệnh nhân Việt Nam để điều trị cho nam phi công. Nhiều loại thuốc lần đầu tiên đặt mua từ nước ngoài, nên thời gian chờ kéo dài đến 10 ngày.

Phó giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại: "Khi bệnh nhân bắt đầu nói, anh hỏi lại tất cả đồ đạc của mình trong balo. Sử dụng điện thoại, nam phi công liên lạc với bạn bè và được bạn bè kể lại quá trình điều trị. Bạn bè anh ấy đã nói nếu ở nơi nào khác, anh ấy có thể đã chết”.

Theo bác sĩ Thảo, ICU có nhiều bệnh nhân nặng, nhưng không có người nào nặng như phi công người Anh. Lúc đó, rất áp lực cho các bác sĩ. "Khi làm nghề, chúng tôi không để tâm đến những áp lực bên ngoài, chỉ làm theo chuyên môn hết sức để cứu sống bệnh nhân, chứ không phải vì áp lực từ thế giới. Chúng tôi tự hỏi nhau làm như vậy đã tốt nhất chưa, sau đó bàn phương án điều chỉnh", bác sĩ nói.

Khi có tình huống căng thẳng, các bác sĩ được tham khảo ý kiến từ các chuyên gia trong Tiểu ban Điều trị. Lúc đó, nhiều tài liệu từ nước ngoài cũng được gửi về đồng loạt để các bác sĩ Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm. "Nếu chúng ta chiến đấu một mình cũng không thành công được, đó là cuộc chiến chung của toàn thế giới", bác sĩ Thảo cho hay.

Sau 94 ngày điều trị, chi phí điều trị của bệnh nhân 91 đã được công ty bảo hiểm chi trả 3,5 tỷ đồng cho 65 ngày (18/3- 22/5) tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Số tiền này bao gồm chi phí về thiết bị tim phổi ngoài cơ thể (ECMO), lọc máu, thở máy, thuốc chống đông máu, kháng sinh, thuốc kháng nấm... Từ 22/5 đến nay, bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và chưa xác định được chi phí.

Hành trình điều trị của bệnh nhân 91

- 18/3: Xác định dương tính với SARS-CoV-2, nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM

- 6/4: Bắt đầu sử dụng ECMO

- 13/5: Phổi xơ hóa, chỉ còn khoảng 10% hoạt động, chuẩn bị phương án ghép tạng

- 17/5: Âm tính 10 ngày liên tiếp với SARS-CoV-2.

- 22/5: Chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy, ngưng lọc máu liên tục, nhiễm trùng phổi chưa khống chế được.

- 27/5: Bắt đầu tỉnh, có thể tiếp xúc được, ngưng lọc thận

- 3/6: Ngưng dùng ECMO, chức năng gan, thận của bệnh nhân đã phục hồi hoàn toàn.

- 13/6: Ngưng thở máy, tự thở trong 24 giờ

- 16/6: Bắt đầu đứng và tập đi, giao tiếp bằng lời nói

- 19/6: Phổi phục hồi 90%

Theo Zing
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.