Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đang có dấu hiệu gia tăng

 Đặc biệt, đang trong mùa dịch Covid-19, một số người mắc sốt xuất huyết lo ngại đến bệnh viện, có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội ghi nhận hơn 1.500 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó 1 bệnh nhân đã tử vong vì bệnh này. Tuy số ca bệnh giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng thời gian gần đây, số người mắc sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt, đang trong mùa dịch Covid-19, một số người mắc sốt xuất huyết lo ngại đến bệnh viện, có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Bệnh sốt xuất huyết tại Hà Nội đang có dấu hiệu gia tăng ảnh 1

Đặc biệt, đang trong mùa dịch Covid-19, một số người mắc sốt xuất huyết lo ngại đến bệnh viện, có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

Cách đây gần 1 tuần, chị Lê Thị Nhàn, ở Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội bị sốt 39 độ nhưng cứ nghĩ rằng bị sốt virus nên chỉ uống hạ sốt và bù dịch bằng orezon. Tuy nhiên, những ngày sau chị Nhàn vẫn bị sốt trở lại và 2 con của chị cũng có những triệu chứng tương tự. Sáng ngày 25/8, cả 3 mẹ con đến Bệnh viện Đống Đa khám, làm xét nghiệm và được chẩn đoán sốt xuất huyết. Lúc đó tiểu cầu của chị Nhàn và con gái 14 tuổi bắt đầu hạ, tức là có dấu hiệu cảnh báo xuất huyết nguy hiểm.

Chị Lê Thị Nhàn cho biết, cách đây 2 năm, chồng chị cũng bị sốt xuất huyết: “Thấy nhà không có muỗi, nên gia đình tôi cũng không có thói quen ngủ màn nên tôi cũng không nghĩ mình mắc sốt xuất huyết. Nhưng sau đó, tôi thấy người mệt, nằm lê lết cả ngày, người bứt rứt như kiến cắn, đi ngoài phân đen tôi cũng nghĩ có khả năng mình bị sốt xuất huyết”.

Từ đầu năm đến nay, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đống Đa (Hà Nội) điều trị nội trú 91 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó số ca mắc chỉ riêng trong tháng 8 là 39 trường hợp (chiếm hơn 42%).

Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Thái Minh, Trưởng khoa Truyền nhiễm cho biết, thời gian qua, thời tiết Hà Nội mưa nhiều, sau đó lại nắng gắt, thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển nên số ca bệnh có dấu hiệu tăng lên. Thời điểm này đã bắt đầu mùa dịch sốt xuất huyết huyết và cao điểm sẽ từ tháng 9 đến tháng 11, vì thế người dân không được chủ quan.

"Bắt đầu từ ngày thứ 4 bệnh có dấu hiệu nguy hiểm. Vì thế, trong những ngày đầu người bệnh có thể ở nhà, uống thuốc hạ sốt, bù dịch hoặc đi khám để được bác sĩ cho đơn và hẹn tái khám.

Tuy nhiên từ ngày thứ 4 thì nên vào viện vì đây là giai đoạn có thể xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm. Người dân không tự ý truyền dịch, điều này rất nguy hiểm.

Lý do vì ở từng thời điểm, từng ca bệnh mà bác sĩ sẽ phải điều chỉnh tốc độ truyền dịch nhanh hay chậm để tránh sốc. Chẳng hạn, từ ngày thứ 4, bệnh nhân có thể có rối loạn tăng tính thấm thành mạch, dễ xuất huyết nặng lên, rối loạn đông máu, nếu truyền dịch không cẩn thận có thể dẫn đến sốc, nhất là những người có cơ địa bệnh nền mạn tính. Đến giai đoạn hồi phục, cơ thể lại tái hấp thu dịch trở lại, lúc này bệnh nhân không nên truyền dịch mà nằm theo dõi tình trạng xuất huyết. Hay có những bệnh nhân máu cô đặc vì phải truyền ở tốc độ rất nhanh. Bệnh nhân có bệnh nền, mãn tính thì càng nguy hiểm”, bác sỹ Nguyễn Thái Minh cho biết.

Theo VOV
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.