Về nguyên nhân tại sao bác sĩ khuyên bệnh nhân triệt sản sau đó lại không thực hiện, BS Nguyễn Dư Dậu - người phẫu thuật cho bệnh viên trả lời: “Trường hợp này, tôi không triệt sản. Bệnh nhân đã nhiều lần sinh và mổ đẻ nên tôi quyết định không triệt sản. Quyết định này đảm bảo tính mạng, sức khoẻ cho người bệnh. Việc triệt sản, tôi không ghi trong hồ sơ bệnh án".
Sau khi xem xét lại toàn bộ bệnh án, giấy tờ pháp lý, cách thức mổ và cách thức mổ, BV khẳng định chỉ dừng ở mổ lấy thai nên bệnh nhân có tha lần 4 hoàn toàn logic về mặt khoa học.
BS Dậu cũng cho biết thêm, mỗi năm BS thực hiện 500-600 ca nên khi bệnh nhân đột ngột gọi điện đến BS không thể nhớ có triệt sản hay không. “Tôi buột miệng nói đã triệt sản. Sau đó bệnh nhân gửi giấy tờ tôi đã đi xem lại hồ sơ bệnh án thì biết đã không triệt sản. Tôi nói với người bệnh có vấn đề gì thì đến BV để giải quyết”, BS Dậu cho hay.
Cũng theo BS này, ông bực bội nói bệnh nhân mổ bụng kiểm tra lại, không nhiệt tình với người bệnh do bệnh nhân ra phòng khám tư của BS có thái độ thiếu thiện chí.
TS Dương Đức Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) cho biết: Sau khi có thông tin trên, BV đã truy xuất hồ sơ bệnh án. BV đã xem hồ sơ bệnh án và thấy rằng bệnh nhân chỉ dừng lại ở mổ lấy thai, không triệt sản.
Việc triệt sản có 2 đối tượng: Thứ nhất là người bình thường muốn kế hoạch hoá đến xin triệt sản. Thứ hai là do bệnh học cần triệt sản. Sau khi trao đổi với gia đình, BS sẽ triệt sản bằng cách kẹp và cắt 2 vòi trứng. TS Hùng khẳng định: Không thể có thai nếu đã triệt sản.
Với người bệnh sau khi phẫu thuật ra viện sẽ được cung cấp 2 loại giấy tờ: Giấy ra viện và cách thức phẫu thuật để bệnh nhân làm tiêu chuẩn, chế độ cũng như hồ sơ lưu dùng cho những lần khám sau. Hồ sơ bệnh án sau 10 năm BV sẽ huỷ nên BV phải cung cấp 2 loại giấy trên cho người bệnh. Vụ việc này là bài học để BV Bạch Mai có những cải tiến trong việc lưu các giấy tờ mang tính thủ tục hành chính.