Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về việc khởi tố Phó Chủ tịch TPHCM Trần Vĩnh Tuyến

Trả lời báo chí về việc Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Phó Chánh Văn phòng Thành ủy Trần Trọng Tuấn cùng hàng loạt cán bộ bị khởi tố, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân nói ông cảm thấy rất buồn và đau xót mỗi khi cấp dưới sai phạm.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.
Bí thư Nguyễn Thiện Nhân - Ảnh: Trung tâm báo chí TP HCM.

Chiều 11/7, trao đổi với báo chí sau phiên bế mạc kỳ họp thứ 20 HĐND TPHCM khóa IX, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ, cá nhân ông cảm thấy rất buồn và đau xót khi cán bộ cấp dưới mắc sai phạm và bị xử lý. 

Trong nhiều cuộc họp, ông Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu cấp dưới nếu không muốn mắc sai phạm thì phải làm đúng pháp luật. Khi còn vấn đề băn khoăn có thể đưa ra bàn trong tập thể thường trực, Ban Thường vụ hoặc xin ý kiến Ban Thường vụ Thành ủy ... 

Trả lời câu hỏi của Tiền Phong rằng có cảm thấy bất ngờ với việc Bộ Công an khởi tố hàng loạt cán bộ lãnh đạo TPHCM vừa diễn ra vài giờ trước, ông Nguyễn Thiện Nhân nói bất ngờ hay không là tùy thuộc vào người biết thông tin vụ việc đến đâu.

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM, việc khởi tố hình sự đối với các cán bộ lãnh đạo nói trên không ảnh hưởng đến công tác nhân sự của Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020 – 2025) công tác chuẩn bị đại hội là một quá trình lâu dài.  

Về xử lý các bị can vừa bị khởi tố trong Đảng bộ TPHCM nhiệm kỳ này, ông Nguyễn Thiện Nhân cho hay Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM sẽ họp bàn về vấn đề này. Tất cả các quyết định sẽ căn cứ vào quy định của Đảng.

Được biết, ông Trần Vĩnh Tuyến hiện đang là Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, còn ông Trần Trọng Tuấn là Thành ủy viên.

Trước đó, trao đổi với Tiền Phong bên lề phiên bế mạc kỳ họp thứ 20, một lãnh đạo HĐND TPHCM (đề nghị không nêu tên) xác nhận Phó Chủ tịch UBND TPHCM Trần Vĩnh Tuyến và Phó Chánh Văn phòng Thành ủy TPHCM Trần Trọng Tuấn đã bị tạm định chỉ tư cách đại biểu HĐND TPHCM nhiệm kỳ 2016-2021.

Cụ thể: Thường trực HĐND TPHCM đã tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu HĐND của ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn sau khi bị Bộ Công an khởi tố. Đây là thủ tục thực hiện theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương (điều 101).

Theo đó, Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định "Trường hợp đại biểu HĐND bị khởi tố bị can thì Thường trực HĐND quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND đó".

Trường hợp "đại biểu HĐND bị kết tội bằng bản án, quyết định của tòa án thì đương nhiên mất quyền đại biểu HĐND kể từ ngày bản án, quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật".

Trưa cùng ngày, ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219, Bộ luật hình sự năm 2015.

Cơ quan tố tụng cũng đã tống đạt quyết định khởi tố, lệnh khám xét nơi ở và làm việc của hai bị can trên.
Ông Trần Vĩnh Tuyến và ông Trần Trọng Tuấn bị khởi tố vì liên quan tới những sai phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI).

Cụ thể: SAGRI chuyển nhượng dự án khu nhà ở Phước Long B (quận 9) cho Công ty PP với giá hơn 168 tỷ đồng. Mức giá này tương đương hơn 10,5 triệu đồng/m2, thấp hơn giá công ty này huy động vốn từ khách hàng thời điểm năm 2013 (gần 14 triệu đồng/m2) và thấp hơn giá chuyển nhượng của dự án liền kề (hơn 29 triệu đồng/m2).

Sai phạm tại SAGRI đã bị Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại SAGRI, đồng thời khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng, nguyên Tổng giám đốc SAGRI; ông Vân Trọng Dũng, cựu Chủ tịch HĐTV SAGRI, ông Nguyễn Thành Mỹ, nguyên Phó Trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư SAGRI và bà Nguyễn Thị Thúy, Kế toán trưởng SAGRI.

Tháng 8/2019, khi mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại SAGRI, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án, khởi tố bị can đối với ông Lê Tấn Hùng và bà Nguyễn Thị Thúy về tội “Tham ô tài sản” cùng 5 đồng phạm khác.

Theo Tiền Phong
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.