Dự thảo Luật Thanh tra: Đề xuất quy định về các cơ quan thanh tra

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dự thảo Luật kế thừa và đổi mới trong quá trình sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tập trung, thống nhất, tinh gọn về một đầu mối theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương.
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. Nguồn: Báo Thanh niên
Trụ sở Thanh tra Chính phủ. Nguồn: Báo Thanh niên

Thanh tra Chính phủ vừa có Tờ trình Chính phủ về dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi. Thanh tra Chính phủ cũng đang lấy ý kiến dự thảo Luật Thanh tra, trong đó đề xuất quy định cơ quan thanh tra.

Dự thảo Luật kế thừa và đổi mới trong quá trình sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo hướng tập trung, thống nhất, tinh gọn về một đầu mối theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương; khắc phục những bất cập, hạn chế, chồng chéo, trùng lắp trong tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra hiện nay.

Đề xuất bỏ thanh tra huyện, thanh tra sở, thanh tra tổng cục

Tại dự thảo sửa đổi, Thanh tra Chính phủ đề xuất hoàn thiện quy định về các cơ quan thanh tra, cụ thể tại Điều 8 của dự thảo Luật quy định gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Cơ quan thanh tra trong Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Cơ yếu; Cơ quan thanh tra được thành lập theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên (Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Thanh tra Ủy ban Chứng khoán nhà nước).

Ngoài ra, dự thảo Luật hoàn thiện một số quy định cho phù hợp với thực tiễn như: Căn cứ ban hành quyết định thanh tra, gửi quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, nhiệm vụ, quyền của người tiến hành thanh tra, quyền và nghĩa vụ đối tượng thanh tra...

Theo Thanh tra Chính phủ, việc lược bỏ 52 điều của Luật Thanh tra năm 2022, góp phần cắt giảm trên 40% các thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra, như: Cắt giảm các thủ tục do 12 Thanh tra Bộ, 5 Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 696 Thanh tra huyện, 1.001 Thanh tra sở và 53 cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện.

Bên cạnh đó, giảm bớt một số thủ tục hành chính trong hoạt động thanh tra như trong ban hành kế hoạch thanh tra, điều chỉnh kế hoạch thanh tra; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra...

Về phân cấp, phân quyền, dự thảo Luật nêu rõ, phân cấp cho Thanh tra Chính phủ và Thanh tra tỉnh chủ động trong việc thanh tra công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp sau khi báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp... Phân cấp cho Chánh Thanh tra tỉnh ban hành kế hoạch thanh tra sau khi Chủ Ủy ban Nhân dân tỉnh đồng ý về chủ trương.

Chính phủ quy định về việc quản lý, sử dụng kinh phí trích cho cơ quan thanh tra và chế độ đối với người làm việc trong cơ quan thanh tra; trang phục, chế độ cấp trang phục thanh tra cho Thanh tra viên.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành quy định về hoạt động kiểm tra trong ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của mình trong trường hợp chưa được Luật chuyên ngành và Chính phủ quy định.

Không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành

Tại dự thảo Luật, Thanh tra Chính phủ đề xuất lược bỏ hoàn toàn các quy định về Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ, cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ, Thanh tra huyện, Thanh tra sở, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành, tổ chức và hoạt động thanh tra nội bộ...

Dự thảo lược bỏ và giao Chính phủ quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên; miễn nhiệm thanh tra viên; trang phục, thẻ thanh tra viên; xử lý chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra; hồ sơ thanh tra; xây dựng, phổ biến kế hoạch thanh tra; sửa đổi, bổ sung kế hoạch tiến hành thanh tra; xây dựng đề cương yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của người thực hiện giám sát; tổ chức việc giám sát, báo cáo kết quả giám sát...

Sửa đổi, hoàn thiện khái niệm “thanh tra” theo hướng không phân biệt thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành mà chỉ là thanh tra; phân định rõ hoạt động thanh tra với kiểm tra chuyên ngành về chủ thể, phạm vi, đối tượng, quy trình, trình tự, thủ tục.

Đáng chú ý, Dự thảo Luật không quy định về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Theo đó, khoản 1 Điều 2 của dự thảo Luật quy định: “Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, kết luận, kiến nghị xử lý của cơ quan thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định”.Dự thảo Luật không quy định về thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Ngoài ra, dự thảo bổ sung nhiệm vụ cho các cơ quan thanh tra trong công tác phòng, chống lãng phí: Các cơ quan thanh tra thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí theo quy định của pháp luật. Đồng thời, quy định bổ sung mục đích hoạt động của các cơ quan thanh tra “góp phần kiểm soát quyền lực”.Bổ sung nhiệm vụ, quyền hạn cho Tổng Thanh tra Chính phủ; Thanh tra Chính phủ; Căn cứ tạm dừng cuộc thanh tra; quy định về chuyển, cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra trong hoạt động thanh tra; Bổ sung quy định về vị trí, chức năng của Thanh tra Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thanh tra Cơ yếu và Thanh tra theo điều ước quốc tế do tính đặc thù của các cơ quan này...

Bình luận
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
Chùm ảnh: Các màn trình diễn bùng nổ của Anh trai "Say Hi" tại đêm trại FPTU Camp lần thứ 5
(Ngày Nay) - Chiều ngày 30/3/2025, từ 4 giờ chiều, đêm trại FPTU Camp #5 tại Trường Đại học FPT Hà Nội chính thức khởi động, mang đến những màn trình diễn đầy lửa làm bùng nổ không gian. Phỏng vấn nhanh các bạn sinh viên, được biết từ 9 giờ sáng, đã có hàng ngàn học sinh, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có mặt, háo hức tham quan các gian trại và tìm kiếm vị trí gần sân khấu nhất có thể để chiêm ngưỡng thần tượng của mình. 
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
Em Xinh “Say Hi”: Hành trình tìm kiếm thế hệ nữ idol “Real Aura”
(Ngày Nay) - Sau thành công vang dội của Anh Trai “Say Hi”, VieON - Vie Channel, thuộc DatVietVAC Group Holdings với 30 năm sáng tạo, tiếp tục hành trình khai phá tài năng trẻ qua Em Xinh “Say Hi” - chương trình âm nhạc thực tế tìm kiếm thế hệ nữ idol mới của VPOP. Đây là những cô gái sở hữu Real Aura - khí chất tỏa sáng tự nhiên, cháy hết mình trong âm nhạc, không ngừng vượt qua giới hạn và biến hóa trong nghệ thuật, nhưng vẫn giữ vững giá trị cốt lõi của người con gái Việt. 
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
Học sinh lớp 12 "chạy đua" với kỳ thi đánh giá năng lực
(Ngày Nay) - Thời điểm này cùng với ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nhiều sĩ tử lớp 12 ở Nghệ An đang nỗ lực ôn tập để chuẩn bị cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Tuy nhiên, để giành được một suất dự thi kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy đối với các em cũng không hề dễ dàng.
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
Từ di sản đến thị trường: Bước chuyển mình của âm nhạc Caribe
(Ngày Nay) - Caribe nổi tiếng với di sản âm nhạc giàu bản sắc và sôi động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một khoảng cách lớn giữa việc tôn vinh di sản này và khả năng thương mại hóa hiệu quả trong ngành công nghiệp âm nhạc toàn cầu. Nhận ra sự thiếu kết nối này, ông Farley Joseph – với 15 năm kinh nghiệm trong giáo dục âm nhạc – đã khởi xướng một sứ mệnh nhằm thu hẹp khoảng cách đó.
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
Khám phá di sản văn hóa Sasak 600 năm tuổi ở đảo Lombok
(Ngày Nay) - Nép mình giữa những ngọn đồi xanh mướt trên hòn đảo Lombok xinh đẹp và kỳ bí của đất nước vạn đảo Indonesia, ngôi làng Karang Bayan ở Lingsar, Tây Lombok, tỉnh Tây Nusa Tenggara, vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng qua hàng thế kỷ.
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
Tác động tích cực của việc học bán trú tại Síp
(Ngày Nay) - Kết quả đánh giá về sáng kiến trường học cả ngày (bán trú) tại cấp trung học cơ sở đa văn hóa ở Síp cho thấy rằng việc kéo dài thời gian học với các hoạt động được thiết kế phù hợp không chỉ cải thiện thành tích học tập mà còn nâng cao phúc lợi của học sinh.