‘Bóng ma’ hạt nhân bao trùm nước Đức do cuộc chiến Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Phản đối mọi thứ liên quan đến hạt nhân là nền tảng của tâm lý chính trị Đức thời hiện đại. Nhưng vấn đề này đang được xét lại khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra.
Nhà máy điện hạt nhân ở Gundremmingen, miền nam Đức. Ảnh: AFP
Nhà máy điện hạt nhân ở Gundremmingen, miền nam Đức. Ảnh: AFP

Ngày 30/3, Hội đồng Các chuyên gia kinh tế Đức, gồm 5 chuyên gia hàng đầu chuyên cố vấn về chính sách kinh tế cho chính phủ, đã đưa ra khuyến nghị phá vỡ một điều cấm kỵ lâu đời ở Đức. Nhóm “5 nhà hiền triết kinh tế” viết rằng, để đối mặt với một cuộc khủng hoảng năng lượng rình rập do cuộc chiến ở Ukraine, nước Đức nên xem xét trì hoãn việc cho ngừng hoạt động ba nhà máy điện hạt nhân còn lại, vốn dự kiến diễn ra cuối năm nay.

Đức phụ thuộc lớn vào khí đốt nhập khẩu từ Nga và hầu hết các chuyên gia đồng ý rằng, việc người Đức bị Nga đóng van khí đốt chỉ còn là vấn đề thời gian. Chính vì thế, giới chức ở Berlin đang nỗ lực chuẩn bị một kế hoạch khẩn cấp phòng trường hợp Moskva khóa tất cả các van cung cấp khí đốt. Nhiều phản ứng chính sách khác nhau được đưa ra, từ việc kêu gọi người dân hạn chế tiêu thụ đến đề nghị Qatar cung cấp khí đốt hóa lỏng (LNG). Nhưng một ý tưởng cho đến nay vẫn chưa được chính phủ chấp nhận, đó là sử dụng cơ sở hạ tầng điện hạt nhân hiện có của Đức để ngăn chặn tình trạng thiếu năng lượng.

Mặc dù đề xuất này dường như là hiển nhiên, bởi các nhà máy điện hạt nhân vẫn đang hoạt động, nhưng quan điểm phản đối hạt nhân đã bén gốc sâu xa trong nền chính trị Đức. Bình thường, nỗi sợ hãi về một cuộc khủng hoảng hạt nhân, một bóng ma thảm họa sẽ đủ để dập tắt những lập luận ủng hộ năng lượng hạt nhân. Nhưng lần này, nước Đức có sự dao động, và lý do là cuộc chiến ở Ukraine.

Năng lượng không phải là lĩnh vực duy nhất mà người Đức tranh luận về tính hiệu quả và đạo đức của công nghệ hạt nhân. Đức tham gia chia sẻ vũ khí hạt nhân của NATO và là nơi đặt kho vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của Mỹ kể từ giữa những năm 1950 bất chấp sự phản đối gay gắt của công chúng.

Tâm lý phản đối đối với tất cả mọi thứ liên quan đến công nghệ hạt nhân theo nhiều cách đã tạo thành nền tảng của tâm lý chính trị Đức hiện đại. Trong những năm gần đây Berlin đã tiến gần hơn đến yêu cầu công khai xóa bỏ điện hạt nhân và hướng tới giải trừ vũ khí, rồi xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân.

Tuy nhiên, cuộc chiến Nga – Ukraine đang phủ một bóng đen hiện thực lên các kế hoạch nói trên. Phong trào phản đối hạt nhân cũng đang đối mặt với một thời khắc quyết định. Các chính trị gia và xã hội dân sự của Đức phải quyết định xem có nên tiếp tục con đường chống hạt nhân, hay miễn cưỡng thừa nhận rằng công nghệ hạt nhân vẫn là một phần trong tương lai của Đức, dù con đường nào cũng sẽ rủi ro và có khả năng thay đổi cán cân quyền lực ở cả châu Âu và thế giới nói chung.

Khi Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) giành được chủ quyền hoàn toàn vào năm 1955, chính phủ đã quan tâm đến tiềm năng của công nghệ hạt nhân. Đến năm 1957, Đức đã mở lò phản ứng thử nghiệm đầu tiên tại Đại học Kỹ thuật Munich, được gọi là “Quả trứng nguyên tử”. Năm 1959, Thủ tướng Đức Konrad Adenauer giám sát việc thông qua Đạo luật Năng lượng Nguyên tử, mở đường cho việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở nước này, với nhà máy đầu tiên mở cửa năm 1961.

Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đối lập ở Đức còn coi công nghệ hạt nhân “là liều thuốc trị bách bệnh để giải quyết các vấn đề xã hội”.

Tuy nhiên, việc Thủ tướng Adenauer ủng hộ NATO và chấp nhận chia sẻ vũ khí với khối quân sự này đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ của công chúng. Vị trí của những vũ khí hạt nhân mà NATO đặt tại Đức cho đến nay chính thức thì vẫn là bí mật quốc gia, mặc dù những hình ảnh vệ tinh đã tiết lộ phạm vi của kho trữ. Một nghiên cứu của tổ chức Greenpeace ước tính rằng có thể có tới 5.000 vũ khí hạt nhân của Mỹ được đặt tại Đức vào thời kỳ đỉnh điểm Chiến tranh Lạnh.

Sự cố hạt nhân “Đảo Three Mile” ở Mỹ vào năm 1979 đã dẫn đến làn sóng biểu tình hàng loạt ở Tây Đức. Một ngày sau thảm họa, Quốc hội Đức đã thành lập một ủy ban gồm các nhà lập pháp và chuyên gia nhằm xem xét tương lai chính sách năng lượng hạt nhân của đất nước, và lần đầu tiên đưa ra triển vọng loại bỏ hạt nhân.

Sau đó, tháng 4/1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl ở Ukraine đã đóng dấu chắc chắn cam kết của công chúng Đức về việc loại bỏ công nghệ hạt nhân.

Cuộc thăm dò do báo Der Spiegel và Viện Emnid tiến hành vào đầu tháng 5 năm đó cho thấy chỉ 29% người Tây Đức ủng hộ việc xây dựng thêm các nhà máy điện hạt nhân. Trong số những người phản đối, 54% ủng hộ loại bỏ hạt nhân sau một giai đoạn chuyển tiếp hợp lý, trong khi 12% yêu cầu đóng cửa ngay lập tức các nhà máy điện hạt nhân của Đức.

Tuy nhiên, đảng CDU cầm quyền và Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp - cả hai đều có quan hệ với ngành công nghiệp hạt nhân, đã đưa ra một loạt lập luận mới ủng hộ công nghệ này, bao gồm sự cần thiết của sản xuất năng lượng hạt nhân trong nước.

Đảng CDU tiếp tục thúc đẩy chiến lược ủng hộ hạt nhân thông qua việc thống nhất nước Đức vào năm 1990. Đến khi các cuộc bầu cử năm 1998 đưa liên minh SPD-Đảng Xanh lên nắm quyền dưới thời Thủ tướng của SPD Gerhard Schröder. Đây là lần đầu tiên Đảng Xanh tham gia chính phủ. Sau đó, Thượng viện Đức vào năm 2001 đã thông qua một sửa đổi Đạo luật Năng lượng Nguyên tử để cấm xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới và yêu cầu tất cả 19 địa điểm đang hoạt động của đất nước phải bị loại bỏ dần vào khoảng năm 2021. Luật có hiệu lực trong năm 2002 và 2 nhà máy đã bị ngừng hoạt động trước khi đảng CDU thắng cử năm 2005, đưa "bà đầm thép" Merkel lên nắm quyền.

‘Bóng ma’ hạt nhân bao trùm nước Đức do cuộc chiến Ukraine ảnh 1
Các nhà khoa học làm việc ở khu vực lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân "Trứng nguyên tử" (ảnh trái) và lò phản ứng này 40 năm sau, vào năm 1996. "Trứng nguyên tử" bị đóng cửa năm 2000. Ảnh: Getty Image

Năm 2010, bà Merkel đảo ngược yêu cầu loại bỏ hạt nhân bằng một sửa đổi khác với Đạo luật Năng lượng nguyên tử, nhằm gia hạn thời gian hoạt động của các nhà máy điện hạt nhân. Nhưng điều này không kéo dài lâu. Thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng 3/2011 ở Nhật Bản đã đẩy phong trào chống hạt nhân của Đức trở lại đường phố. Vào mùa hè năm đó, Quốc hội đã phê duyệt lại giai đoạn loại bỏ hạt nhân, lần này dự kiến ​​kết thúc vào năm 2022, với 73% công chúng Đức ủng hộ.

Lúc này, trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine kéo dài, người Đức có lý do chính đáng để lo lắng đất nước họ sẽ đáp ứng ra sao nhu cầu năng lượng. Điều gì xảy ra khi các nguồn cung cấp năng lượng của Đức bị cắt ngay khi nước này cho ngừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân cuối cùng vào tháng 12 năm nay.

Löhle, chuyên gia năng lượng và môi trường, tự tin rằng Đức có thể tạo ra gần 100% điện năng từ năng lượng tái tạo và không phụ thuộc vào năng lượng vào năm 2035. Chính phủ cũng vậy. Nhưng chuyên gia này cho rằng giai đoạn năng lượng hạt nhân là cần thiết cho quá trình chuyển đổi.

Kêu gọi người dân "hy sinh" là một trọng tâm trong thông điệp của chính phủ. Robert Habeck, Bộ trưởng phụ trách các vấn đề kinh tế và hành động khí hậu của Đức và là thành viên của đảng Xanh, nói rằng ông tin tưởng Đức có thể sống sót qua một mùa đông mà không có khí đốt của Nga - với một cảnh báo quan trọng: Người Đức phải tiêu thụ ít năng lượng hơn.

Ông Habeck đã bắt đầu chuẩn bị các kịch bản khủng hoảng mà ngành công nghiệp sẽ phải cắt giảm trước khi chúng tấn công người tiêu dùng. Vào cuối tháng 4, nhập khẩu khí đốt của Nga đã giảm xuống còn 35% nguồn cung cấp khí đốt của Đức và ông hy vọng sẽ đưa chúng lên 30% vào cuối năm nay. Ông Bộ trưởng dự kiến, vào mùa hè năm 2024, con số này có thể chỉ là 10%. Điều này có thể thực hiện được một phần nhờ việc xây dựng hoặc cho thuê các bến nhập LNG ở Đức, cho phép nhập khẩu khí hoá lỏng từ khắp nơi trên thế giới.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.