Các hãng công nghệ cảnh báo tình trạng thiếu chip điện tử

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia và hãng công nghệ cho biết tình trạng thiếu chip, vốn đã làm gián đoạn chuỗi sản xuất ô tô và thiết bị điện tử trên toàn thế giới, sẽ tiếp tục kéo dài sang năm 2022.
Các hãng công nghệ cảnh báo tình trạng thiếu chip điện tử

Nguy cơ thiếu chip vào năm 2022

Năm 2021 bắt đầu với một đợt mưa tuyết khắc nghiệt dẫn đến mất điện trên khắp bang Texas, làm tê liệt các nhà máy bán dẫn ở bang này. Một vụ hỏa hoạn xảy ra sau đó tại nhà máy Naka của Renesas Electronics tại Nhật Bản đã giáng một đòn nữa vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Mặc dù các nhà máy bị ảnh hưởng hầu hết đã phục hồi sau những khó khăn trên, nhưng không nhiều người kỳ vọng rằng nguồn cung chip sẽ trở lại bình thường vào cuối năm nay. Triển vọng này sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất trong các ngành từ ô tô đến thiết bị điện tử.

Hôm thứ Ba, Giám đốc tài chính Luca Maestri của Apple cho biết những hạn chế về nguồn cung trong quý III năm nay sẽ lớn hơn những gì công ty này đã trải qua trong quý II. "Những hạn chế sẽ ảnh hưởng chủ yếu đến iPhone và iPad", ông Maestri chỉ ra.

Các nhà sản xuất ô tô lớn của Nhật Bản tin rằng tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn đang trên đà hồi phục sớm nhất là vào mùa hè năm nay.

Nhưng "mọi công ty đang có kế hoạch bù đắp sản lượng bị mất trong nửa cuối năm và các đơn đặt hàng chất bán dẫn đã tích lũy", giám đốc điều hành một hãng ô tô lớn của Nhật Bản cho biết.

Thị trường thiết bị bán dẫn toàn cầu đạt doanh thu 440,3 tỷ USD vào năm ngoái, theo dữ liệu từ trang Thống kê Thương mại Chất bán dẫn Thế giới (WSTS), tăng gần 50% so với một thập kỷ trước đó. Nhu cầu về chip chủ yếu được thúc đẩy bởi sự phổ biến của ô tô và thiết bị điện tử, được kết nối cũng như việc triển khai rộng rãi mạng 5G.

Đại dịch khiến làn sóng mua sắm các thiết bị điện tử và laptop tăng mạnh đã làm gia tăng thêm áp lực lên nguồn cung chip. Thị trường linh kiện điện tử được dự báo sẽ mở rộng 10-20% trong giai đoạn 2021-2022.

Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất chip đã ưu tiên phát triển công nghệ sản xuất tiên tiến hơn là mở rộng công suất. Theo công ty phân tích Omdia của Anh, công suất toàn cầu ở mức giậm chân tại chỗ từ năm 2017 đến năm 2019 và chỉ bắt đầu tăng trưởng trở lại vào năm 2020, nhưng không đủ nhanh để bắt kịp nhu cầu.

Ngành công nghiệp ô tô là "nạn nhân" đầu tiên chịu tác động của tình trạng hạn chế nguồn cung vào cuối năm ngoái, nhiều hãng xe đã buộc phải cắt giảm sản lượng.

Điều này khiến các nhà sản xuất chip tìm cách ưu tiên cung cấp cho ngành công nghiệp ô tô, nhưng theo các chuyên gia, việc này sẽ tác động không nhỏ đến các ngành công nghiệp điện tử khác.

Cụ thể, Apple đang gặp khó khăn trong việc mua các chip đời cũ. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cho biết họ đã mất gần 3 tỷ USD doanh số bán hàng trong quý II do không đạt mục tiêu sản xuất các dòng máy Mac và iPad. Công ty này dự đoán tình trạng thiếu hụt linh kiện sẽ tác động đến sản lượng iPhone trong quý III.

Các nhà sản xuất chip cũng đang nỗ lực để tăng cường sản xuất. Theo hiệp hội công nghiệp toàn cầu SEMI, doanh số bán thiết bị sản xuất chip ước tính đạt hơn 101,3 tỷ USD vào năm tới, tăng 33% so với dự đoán vào cuối năm 2020.

Mặc dù vậy, Giám đốc điều hành Pat Gelsinger của nhà sản xuất chip Intel đã cảnh báo rằng sẽ phải mất 1-2 năm nữa trước khi nguồn cung chip trở lại bình thường. Tình hình này có thể trầm trọng đến mức bản thân linh kiện bán dẫn được sử dụng trong thiết bị sản xuất chip có thể bị thiếu hụt.

Nhu cầu tăng mạnh trong nửa cuối năm

Công ty Samsung Electronics cho biết nhu cầu đối với linh kiện bán dẫn sẽ tiếp tục tăng trong nửa cuối năm.

"Mảng kinh doanh bộ nhớ dự kiến nhu cầu đối với các sản phẩm máy chủ và di động sẽ tăng trưởng hơn nữa", Samsung cho biết trong báo cáo thu nhập quý II. "Nhu cầu đối với các sản phẩm System LSI chủ chốt dự kiến ​​sẽ tăng lên khi các mẫu điện thoại thông minh mới được giới thiệu".

Triển vọng được đưa ra khi nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới điều chỉnh kết quả lợi nhuận hoạt động của mình lên mức tăng 54,3% trong quý II so với một năm trước, do nhu cầu chip mạnh mẽ trong bối cảnh đại dịch COVID-19, trong khi doanh số bán điện thoại thông minh đã giảm.

Samsung cho biết kết quả của họ cũng có được sự thúc đẩy từ doanh thu của mảng kinh doanh màn hình. Nhưng các nhà phân tích nói rằng khoản doanh thu này phần nhiều là từ khoản tiền phạt lên đến hơn 800 triệu USD mà Apple phải bồi thường cho Samsung do không thể đặt hàng nhiều màn hình như đã cam kết.

Doanh số bán điện thoại thông minh của hãng đã giảm 22% xuống 18,5 tỷ USD so với quý I. Đại dịch đã khiến nhu cầu mua sắm giảm mạnh tại thị trường Ấn Độ, trong khi hoạt động của các nhà máy sản xuất tại Việt Nam bị gián đoạn.

Tuy vậy, Samsung vẫn là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới với 22% thị phần toàn cầu trong quý I, xếp sau là Apple với 17%, theo Counterpoint Research.

Theo Nikkei Asia
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
Kiên quyết đấu tranh chống thổi giá, lợi ích nhóm
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các bộ, ngành phải chủ động xây dựng các kịch bản quản lý, điều hành giá các dịch vụ, hàng hóa thiết yếu, phù hợp với kịch bản điều hành chung, không để bị động.
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
Không tùy tiện tăng giá gây ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 24/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã gửi văn bản, đề nghị Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường đảm bảo an toàn trong hoạt động du lịch dịp nghỉ lễ và cao điểm du lịch Hè 2024.
Cận cảnh chao đèn họa tiết hoa mẫu đơn cánh kép.
Họa tiết hoa mẫu đơn: Ngoại lệ của Louis Comfort Tiffany
(Ngày Nay) - Những chùm hoa mẫu đơn lớn nhiều màu sắc với hương thơm ngào ngạt luôn chiếm vị trí đắc địa trong khu vườn. Dù là hoa cánh đơn hay cánh kép, Louis Comfort Tiffany cũng không thể cưỡng lại vẻ đẹp kiều diễm ấy.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở Washington DC.,. : CNN.
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật viện trợ cho Ukraine
(Ngày Nay) - Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.