Cách dạy con tập nói cực hay của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam (1)

Các mẹ có con đến tuổi mà chưa biết nói, nói ít, chậm nói... hãy tham khảo cách dạy thần đồng Đỗ Nhật Nam nói của chị Hồ Điệp nhé!
Cách dạy con tập nói cực hay của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam (1)

Giai đoạn tiền tập nói:

Đây là khoảng từ 10 tháng tuổi trở lên. Lúc này Nam bắt đầu bập bẹ nhưng chỉ một thời gian rất ngắn rồi dừng lại luôn. Mình gọi đó là giai đoạn của “anh hùng thầm lặng” bởi cái gì cũng biết, nói cái gì cũng hiểu chỉ nhất định không chịu nói. Ban đầu mình cũng băn khoăn lắm nhưng rồi cứ kiên trì dạy. Đây là những việc mình đã từng làm đê kích thích việc nói của con:

- Chơi với âm thanh:

Để luyện nghe nói, các trò chơi với âm thanh được sử dụng tối đa. Mình hay bày các loại hộp rỗng như lon sữa bò, vỏ chai… và một que bằng kim loại nhỏ, tròn đầu. Gõ que vào các hộp để phát ra âm thanh. Nam rất thích thú với việc này. Con thường tự gõ. Mỗi lần gõ xong, mình đều nhắc lại âm thanh bằng một từ láy. Ví dụ, boong boong, lách cách… Rồi hỏi Nam, gõ cho mẹ hộp kêu boong boong nào.

Mình cũng hay dùng sỏi, hạt đậu, hạt gạo cho vào các hộp để Nam lắc. Và tất nhiên mỗi lần lắc đều cố gắng tìm từ để miêu tả âm thanh đó. Các từ này được nhắc lặp đi lặp lại. Mình cũng kết hợp rèn luyện kĩ năng vận động tinh cho Nam bằng cách để Nam bỏ hạt vào hộp. Mỗi lần làm xong, Nam thường lắc ầm ĩ, cười khoe đúng một cái răng cửa, buồn cười lắm.

Trò chơi với âm thanh còn là việc nghe nhạc. Mình có hai hình thức cho Nam nghe nhạc, một là nghe theo thời gian biểu, cố định vào lúc trước khi con đi ngủ. Lúc này là những bài nhẹ nhàng, êm ái. Còn một lần là vào lúc “bất ngờ” nhất. Ví dụ con đang chơi đồ chơi, mình mở nhạc. Thường là nhạc hơi sôi động một tí. Rồi mình hỏi: Ơ, tiếng nhạc ở đâu hay thế! Thế là Nam sẽ đi tìm “cái nguồn” phát ra âm thanh ấy. Vì mình mỗi hôm giấu cái đài ở một nơi như đằng sau cái rèm cửa, dưới gầm giường, sau bàn học nên Nam lắng nghe và đi tìm. Trò chơi này thì Nam không đáp ứng lắm, có lúc con cứ phớt lờ nhưng mình cứ khuyến khích. Thi thoảng con “hợp tác” là vui rồi.

- Chơi các trò chơi dân gian:

Mình nghĩ là các trò chơi dân gian có tác dụng vô cùng tốt ở giai đoạn này. Vì đặc trưng của các trò chơi dân gian là những câu hát đồng dao, dễ thuộc, dễ nhớ. Mình hay chơi cùng con trò Chi chi chành chành.

Mình thường đọc thật chậm rãi, lúc đọc nhìn vào mắt con. Vì con đang vui, đang háo hức được chơi nên rất chăm chú. Rồi chơi Lộn cầu vồng, chơi nu na nu nống… Tất cả những trò chơi nào được chơi cùng với các khúc hát đồng dao. Và mình nghĩ đó là cơ hội tuyệt vời để con vừa tập nói vừa bước vào thế giới của văn học. Mình tin là bất cứ bà mẹ nào có con nhỏ cũng đều cho con chơi những trò chơi này.

- Những trò chơi cần việc “lên tiếng” của con:

Mình cố gắng nghĩ ra các trò chơi để khiến bạn ấy không là một “anh hùng thầm lặng” mãi. Ví dụ như chơi trò: ném - bắt. Chỉ là hai mẹ con ngồi hai đầu cùng ném - bắt một vật gì đó nhưng mỗi lần như vậy đều hô lên Ném hoặc Bắt. Đơn giản vậy thôi nhưng lặp đi lặp lại khiến con sẽ hình thành phản xạ bập bẹ theo mẹ.

Hoặc chơi trò giả làm con ếch, ngồi xuống, ôm gối và nhảy, nhảy, nhảy. Ban đầu chỉ nói từ đơn: Nhảy. Sau tăng dần: Con ếch nhảy, nhảy, nhảy… Con ếch với, với, với (bông hoa, cái cốc, cái mũ). Con ếch ngã lăn kềnh (làm điệu bộ). Cứ thế, thay con ếch bằng con khỉ (trèo), con mèo (chạy), con ốc (bò)… tất cả các con vật, chỉ đơn giản là lặp đi lặp lại các từ cho con cảm thấy “muốn nói” thôi mà.

Cách dạy con tập nói cực hay của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam (1) - anh 1

- Những trò chơi với các từ tượng thanh:

Mình không nghiên cứu nên cũng không dám chắc nhưng mình nghĩ rằng, từ tượng thanh là dễ dàng cho việc tập nói và cũng gây hứng thú cho trẻ. Mình hay dạy Nam các từ mô phỏng tiếng của các loài vật, tiếng các phương tiện giao thông hoặc bất kì sự vật nào tạo ra âm thanh.

Ngoài việc cho Nam học trong tự nhiên cùng với vật thật, mình cũng kết hợp với việc dùng tranh. Ví dụ, cho Nam ngồi trước các tranh con mèo, con chó, con lợn, con gà. Hỏi để con nhặt tranh cho đúng tên các con vật (cái này đơn giản), sau đó, mẹ mô phỏng tiếng kêu của từng con để con tìm đúng con vật. Và đến lượt con, con cũng làm âm thanh để mẹ tìm. Nếu con không hợp tác thì mẹ chỉ cần con nhặt tranh, mẹ sẽ tự làm ra âm thanh đó.

Mình cũng nâng lên một bậc nữa là miêu tả ngắn về con vật. Ví dụ: Kêu meo meo/ Hay leo trèo/ Lông mượt mà/ Đuôi ve vẩy/ Meo meooooo/ Là con gì?; Sủa gâu gâu/ Chạy loanh quanh/ Thích gặm xương/ Thật dễ thương/ Gâu gaauuuuuuu/ Là con gì? Cứ thế, mình cứ đọc miết những câu thơ “bịa đặt” rồi Nam cũng quen, có khi vừa đọc câu đầu con đã bập bẹ muốn đọc câu sau.

Ngoài ra, mình nhấn mạnh là trong lúc vui chơi, mình rất hay dùng các từ tượng thanh để miêu tả: Mưa rơi lộp bộp/ lộp độp; Tiếng chim líu lo/ Tiếng nước chảy róc rách; Tiếng nhạc véo von… Và với mỗi từ láy tượng thanh đó đều nhắc đi nhắc lại.

- Những trò chơi để phát triển vốn từ:

Như đã nói, ban đầu mình cũng sốt ruột, muốn Nam nói nhanh, nhưng sau mình hiểu con cần có một giai đoạn tích lũy vốn từ nên mình tập trung giúp con thực hiện điều này. Ưu tiên cho các danh từ.

Để con khỏi chán, mình thường hay làm như sau: Mình in các hình đồ vật và tách các hình đó ra thành mấy phần. Con sẽ ghép lại và mẹ đọc tên các đồ vật đó. Mình hay làm nhất là với các loại bánh, các loại hoa quả, đồ ăn… để Nam sau khi ghép xong thì có vật thật cho con “chơi” luôn. Vì thế, con rất thích.

Việc ghép hình này cũng tăng dần độ khó. Mỗi lần ghép xong, lại cố gắng nghĩ ra một đoạn thơ “bịa đặt”. Ví dụ: Cái bánh nhỏ/ Ngon ơi là ngon/ Thơm ơi là thơm/ Cho vào mồm/ Chà ngọt lịm/ Măm măm măm măm… Kiểu như thế. Kết hợp với làm động tác nữa.

- Những giai điệu “nhố nhăng”:

Mình gọi như vậy vì thực ra chẳng có bài hát nào hết, chỉ là những âm môi mình kết hợp lại thành các nốt. Ví dụ mà ma ma má ma ma ma ma… bà ba ba bá ba ba ba ba… là la la lá la la la la… Mình cứ ngân nga với con suốt.

Những “nguyên tắc” cần thiết trong giai đoạn này:

Có một số “nguyên tắc” là chung cho tất cả mọi giai đoạn nhưng mình cứ viết tất cả ra đây nhé!

1. Nói chuyện với con càng nhiều càng tốt.

2. Đọc sách cho con theo thời gian biểu. Nên mua các cuốn sách có hình hấp dẫn, có thêm các hình theo kiểu 3D thì càng tốt. Trong quá trình đọc cho con được ngồi trong lòng, tay giở sách hoặc con ngồi đối diện với mẹ để có thể nhìn thấy khẩu hình của mẹ.

3. Nói chuyện bình thường với con nhưng đôi khi cần nói chậm lại, nhấn giọng vào những từ mà mình chủ đích dạy cho con.

4. Giải thích, gọi tên mỗi hành động mình làm cùng con. Ví dụ: mẹ cho em đi tắm nhé. Mẹ thay bỉm cho em nhé. Mẹ với em đi dạo nhé. Mẹ lấy nước trong phích nhưng em không được sờ vào phích nước nhé.

5. Cố gắng nói những câu ngắn và đủ ý.

6. Cố tình “phớt lờ” trước những tín hiệu không kèm âm thanh của con. Ví dụ con muốn uống nước mà chỉ lấy tay chỉ vào bình đựng nước thì chỉ hỏi: Em lấy gì? Đừng vội vàng đi lấy cho con ngay.

7. Vì chưa diễn đạt được bằng lời nên nhiều khi bé sẽ cáu, hãy làm dịu cơn cáu của con bằng những hoạt động khác thay thế. Cố gắng không nuông chiều mỗi khi con ra “quyền lực” bằng cách khóc.

8. Giữ không khí vui vẻ, thoải mái. Cả nhà tràn ngập âm thanh rộn rã, những cuộc trò chuyện của bố mẹ cũng chính là một chất kích thích giúp bé thấy thích hòa mình vào không khí đó.

9. Hát cho con nghe, những bài hát trẻ con vui vui, dí dỏm, ngộ nghĩnh như bài hát về con mèo, con chuột… Và nhà mình cũng duy trì việc hát ru cho con trước khi đi ngủ nữa.

10. Cho con ra ngoài chơi càng nhiều càng tốt. Mỗi lần con chơi lại trò chuyện, giải thích, lắng nghe những điều con muốn “nói”, muốn bày tỏ.

11. Hạn chế việc xem ti vi.

12. Ghi lại và đọc cho con nghe những điều mà hai mẹ con đã cùng quan sát được trong ngày. Thói quen này mình duy trì đến tận khi Nam lớn. Vì thế Nam rất thích một mình lang thang để ghi lại những điều mình đã quan sát được và chia sẻ cho mẹ.

Trẻ biết nói là một thế giới mới mở ra trước mắt. Có lẽ đây cũng là giai đoạn thú vị nhất. “Trẻ lên ba cả nhà học nói”. Yêu sao tiếng bập bẹ, tiếng líu lo. Nếu con có chậm trễ một chút mà không phải do bệnh lý thì các mẹ cũng đừng lo lắng. Cứ kiên trì “cùng con tập nói”, bởi đó sẽ là những kỉ niệm tuyệt vời cho cả mẹ và con.

Xem thêm:

- Dạy con giai đoạn 2-3 tuổi: Nào chúng ta cùng vui chơi

- Mẹ bé Đỗ Nhật Nam chia sẻ cách giúp con thích đọc sách

Nguồn: FBNV

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.