Cách phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy

Ngày nay người sản xuất dùng loại tre non để sản xuất đũa, dễ bị nấm mốc nên để loại trừ bào tử nấm họ thường dùng cách như sấy khô, sử dụng hóa chất…
Cách phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy

Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Đài Loan mới đây đã phát hiện sản phẩm đũa dùng một lần của Việt Nam có chứa chất độc hại và yêu cầu thu hồi toàn bộ để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

250 mẫu đũa tại 170 cửa hàng lớn nhỏ buôn bán các bộ đồ ăn dùng một lần bị thu phát hiện có một mẫu chứa chất biphenyl và ba mẫu khác có chứa chất hydrogen peroxide. Chất phá hủy phổi, dạ dày và tuyến tụy.

Trong khi đó ở nước ta, đũa dùng một lần đặc biệt được ưa chuộng. Tuy nhiên, chưa có bất kỳ quy chuẩn nào quy định về tính an toàn cho loại đũa dùng một lần nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người sử dụng.

TS Trần Quang Tùng, Viện Kỹ thuật hóa học (ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết, ngày xưa đũa thường được làm từ loại tre già ngâm trong nước nên ít bị mốc.

Nhưng ngày nay người sản xuất dùng loại tre non, dễ bị nấm mốc nên để loại trừ bào tử nấm họ thường dùng cách như sấy khô, sử dụng hóa chất…

Cách phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy ảnh 1

Cách phát hiện đũa ăn một lần có hóa chất tẩy tóc, tẩy giấy. (Ảnh minh họa).

Chất hydrogen peroxide (H2O2) chính là nước ôxy già. Vai trò của nó dùng để sát trùng vết thương vì có tính ôxy hóa mạnh làm diệt vi khuẩn.

Ngoài ra H2O2 có tính tẩy mầu mà nhiều bạn nữ có lông tay lông chân dài đen họ còn bôi H2O2 (có nồng độ thấp dưới 5%) lên nhằm làm mờ lông đen hoặc người ta còn dùng nó để tẩy tóc trước khi nhuộm hoặc làm trắng răng.

Tuy nhiên, vì H2O2 có tính ôxy hóa mạnh nên nó có thể phá hủy các mô tế bào cho nên các chuyên gia khuyến cáo nên cẩn thận khi sử dụng H2O2, đặc biệt khi nồng độ H2O2 cao có thể gây ra cháy da khi tiếp xúc.

Trong đũa ăn một lần có thể họ dùng H2O2 với vai trò vừa làm trắng đũa vừa diệt nấm mốc.

Ôxy già với hàm lượng nhỏ không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, trên thực tế người ta vẫn dùng dung dịch H2O2 để khử trùng trong công nghiệp thực phẩm.

Tuy nhiên, khi cơ thể hấp thụ một lượng lớn H2O2 qua đường ăn uống có thể sẽ gây bỏng hệ tiêu hóa và nôn mửa.

TS Trần Quang Tùng cho biết thêm, ngoài tẩy trắng bằng ôxy già, người ta có thể dùng khí lưu huỳnh điôxit SO2.

Khác với H2O2 đây lại là chất độc nguy hiểm. Hít phải khí SO2 gây ra chứng sổ mũi, ho và khản tiếng. Khi hít phải một lượng lớn SO2 có thể gây ngạt thở hoặc phù phổi cấp.

Trong không khí, SO2 có thể chuyển thành H2SO4 gây ra hiện tượng mưa axít.

Nếu trong cơ thể người, SO2 vào dạ dày sẽ làm tăng lượng axít trong dạ dày qua đó làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, gây viêm dạ dày, ợ nóng…

Thực tế, ngày nay họ chỉ dùng SO2 để tẩy trắng bột giấy, vải sợi… chứ không dùng tẩy trắng trong thực phẩm.

Cách phát hiện đũa “ngậm” hóa chất

Theo TS Trần Quang Tùng, nếu dùng với liều lượng cho phép thì SO2 bám vào đũa ít và vì là khí nên dễ bay hơi mất nên khi dùng gắp thức ăn không hại cho người dùng. Tuy nhiên cần lưu ý là nếu hàm lượng lớn sẽ có hại.

Trong trường hợp này khi bóc lớp nilon bao gói đũa ra, người tiêu dùng nên ngửi trước, nếu thấy mùi hăng hắc là SO2 đã bị sử dụng quá liều, không nên dùng.

SO2 không để lại tàn dư trên đũa nhiều vì là khí nên chỉ cần để quạt cũng bay hết. Lượng hóa chất tồn dư trên đũa có thể không nhiều, khó xảy ra trường hợp ngộ độc cấp tính nhưng lâu dài và lượng lớn có thể gây tổn thương mạn tính.

Các hóa chất có gốc lưu huỳnh có thể gây loét niêm mạc đường tiêu hóa, rối loạn vi khuẩn đường ruột, tiêu chảy.

Sử dụng thường xuyên, hóa chất có thể ngấm vào máu và tích lũy dẫn tới rối loạn chức năng gan, thận và gây ra những căn bệnh mạn tính, ung thư.

Độc hại hơn nhiều là sử dụng loại đũa tăm mốc hay thuốc mốc. Nấm mốc dễ sinh ra chất aflatoxin là một độc tố bền vững với nhiệt độ cao, khó bị phá hủy hoàn toàn.

Chất này là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gây bệnh ung thư.

TS Trần Quang Tùng cho biết, trên thị trường hiện nay có một số loại đũa gỗ được phủ một lớp sơn bóng, sơn vàng, thậm chí còn có đường viền, hoa văn trang trí rất bắt mắt.

Song mọi người cần tránh mua loại đũa sơn này vì trong thành phần của sơn có kim loại nặng dùng để tạo màu. Các kim loại nặng trong sơn có thể gây đột biến nhiễm sắc thể, ung thư.

Chẳng hạn như chì là kim loại nặng có khả năng tích tụ lâu dài trong cơ thể người và ít bị thải loại nên chỉ cần một lượng nhỏ tích tụ lâu dài cũng có thể ảnh hưởng sức khỏe như hại hệ thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Hay như cadmium (Cd) khi vào cơ thể sẽ phá hủy canxi của xương, làm xương trẻ kém phát triển và có thể gây còi xương.

Tới tuổi già thì làm loãng xương. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, Cd gây ung thư tiền liệt tuyến, ung thư phổi, ung thư vú…

Các chuyên gia khuyến cáo, tuổi thọ an toàn của một đôi đũa từ khi sản xuất là 4 tháng nên các bà nội trợ nên lưu ý thay đũa mới để tránh nguy hại.

Loại đũa tốt nhất là loại có nguồn gốc tự nhiên như tre, trúc hoặc đũa inox, bạc...

Loại đũa tre khó rửa sạch, dễ bị nấm mốc cho nên sau bữa ăn nên chú ý rửa thật sạch sẽ, bảo quản nơi khô ráo, thoáng khí. Có thể đem phơi dưới ánh nắng để chống mốc”.

P.V

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.