"Trong vài ngày,
Hãy tạm dừng các buổi tụ họp
Ở nhà và dành thời gian cho gia đình".
Đó là những lời hát vẫn được một ca sĩ địa phương ngân nga trong các chương trình phát thanh hàng ngày và từ lúc nào đã trở nên quen thuộc với mọi người dân trong làng từ khi dịch bệnh bùng có dấu hiệu diễn biến phức tạp trên cả nước.
Ở một làng khác trong vùng tự trị này, bài hát với ý nghĩa tương tự, khuyên người dân ở tránh tụ tập đông người, cũng được phát thanh rộng rãi. Có cả những bài hát được chuyển sang tiếng Miao, ngôn ngữ của người địa phương, để cổ vũ tinh thần đoàn kết chống dịch bệnh trong cộng đồng người dân tại đây.
Khi người dân ở những vùng đô thị sầm uất, có tốc độ kết nối internet mạnh mẽ, chia sẻ cho nhau những kiến thức ngăn ngừa dịch bệnh thông qua những đoạn phim hoạt hình, các video ngắn hoặc các mô phỏng hình ảnh, thì những người dân ở các vùng núi xa xôi hẻo lánh cũng tìm thấy nguồn cảm hứng từ tình yêu sâu sắc với ca hát và các giai điệu dân gian đã được truyền qua nhiều thế hệ.
Các đơn vị truyền thông ở những xóm làng hẻo lánh này đã khéo léo đưa những cụm từ phổ biến kiến thức ngăn ngừa dịch bệnh như "không ăn thịt động vật hoang dã" và "rửa tay thường xuyên" vào những giai điệu âm nhạc dân gian quen thuộc, để phát thanh cho thôn xóm hoặc phát trong những chuyến xe lưu động tuyên truyền thông tin phòng dịch bệnh.
Giới chức địa phương tin rằng việc phổ nhạc, với những ca từ đơn giản và dễ nghe, sẽ giúp người dân ở các làng tiếp nhận thông tin hiệu quả, hơn là chỉ phát đi những từ rơi khô khan bởi khả năng tiếp nhận thông tin của người dân nơi đây còn nhiều hạn chế.
Trong bối cảnh dịch bệnh lây lan nhanh và khiến trên 40.000 người nhiễm bệnh tại Trung Quốc đại lục, chính quyền các vùng từ nông thôn tới thành thị ở quốc gia này đều phải nỗ lực huy động lực lượng nhân viên cộng đồng và giới chức địa phương để thắt chặt các quy định kiểm dịch và tuyên truyền về thông tin phòng chống dịch bệnh.
Với cư dân ở những vùng xa xôi hẻo lánh, nguyên tắc chính để đưa những kiến thức phòng chống dịch bệnh tới các cộng đồng là phải nắm được cách truyền tải thông điệp bằng phương ngữ và những cách thức "đi vào đời sống" nhất có thể, đặc biệt với những người lớn tuổi trong các bản làng.
Những bài hát dân gian lâu nay vẫn giành được cảm tình lớn từ đông đảo người dân địa phương và những bài hát được soạn bằng phương ngữ của chính họ lại càng dễ được ghi nhớ hơn.
Không những thế, tuyên truyền bằng âm nhạc cũng là một cách thức "xoa dịu" tâm lý lo âu trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến căng thẳng.