Cấm đòi nợ thuê

(Ngày Nay) -  Khi Quốc hội tán thành, 'kinh doanh dịch vụ đòi nợ' chính thức không được phép hoạt động, một ngạch 'làm ăn' tiềm ẩn rất nhiều bất ổn cho xã hội chính thức khép lại.
Cấm đòi nợ thuê

Tôi chuyển tiền cho một người bạn qua e-banking, lớ ngớ thế nào chuyển nhầm vào một tài khoản khác, của một người bán hàng online mà tôi đã mua hàng cách đó vài tháng. Sau khi phát hiện chuyển nhầm tài khoản, tôi tìm cách nhắn cho người đó và đề nghị được hoàn lại tiền, tuy nhiên không có hồi âm. Gọi lên ngân hàng thì được biết, ngân hàng chỉ có thể xác nhận đó là khoản tiền chuyển nhầm, và đề nghị người nhận trả lại. Còn nếu người nhận không trả, thì người chuyển nhầm là tôi phải tự đâm đơn ra công an.

Số tiền hơn hai mươi triệu không nhỏ, nhưng để kiện cáo ra toà thì quả là lôi thôi, tôi khá đắn đo. May sao, cuối cùng thì phía nhận tiền tự chuyển lại cho tôi (chậm trễ là vì số tài khoản đó họ đã không còn dùng nhưng chưa huỷ, sau khi ngân hàng báo thì mới kiểm tra số dư). Nếu không thì có lẽ tôi cũng bỏ cuộc.

Trong các hoạt động dân sự, có rất nhiều tình huống giao dịch biến thành nợ khó đòi. Một dây hụi bị vỡ. Một tài sản được mua bán nhưng không thanh toán bù trừ đầy đủ như cam kết. Một khoản cho vay chỉ có giấy viết tay vì nể quan hệ thân tình… Một khi quá hạn đã lâu mà không được trả, rồi phải đi đòi, rồi đòi mãi không được, và đến lúc con nợ quay mặt khoá số điện thoại luôn, thì chủ nợ chỉ còn biết khóc.

Cấm đòi nợ thuê ảnh 1

Tờ rơi đòi nợ dán công khai khắp khu vực con nợ sinh sống


Theo quy định của luật pháp trình tự đòi nợ phải trải qua nhiều bước, và dù không phức tạp nếu có đầy đủ giấy tờ chứng minh khoản vay nợ thì các bước hoà giải – xét xử và thi hành án có thể kéo rất dài.

Lấy dẫn chứng từ Cục thi hành án dân sự Tp. Hà Nội. 6 tháng đầu năm 2019, thi hành án dân sự toàn Thành phố phải giải quyết 4.156 việc, với số tiền tương ứng xấp xỉ 21.254 tỷ đồng; đã giải quyết được trên 2.128 tỷ đồng, còn tồn số tiền trên 19.125 tỷ đồng; trong đó số chưa có điều kiện thi hành, tức là khó có khả năng thu hồi và ngân hàng, tổ chức tín dụng có nguy cơ mất vốn là trên 4.611 tỷ đồng. Khoảng 25% mất vốn, đó là thống kê đòi nợ của các ngân hàng và tổ chức tín dụng, còn với các cá nhân thì không thể có con số chính xác.

Đó là lý do vì sao những dịch vụ đòi nợ thuê mọc lên như nấm. Thực tế, đó là một việc được pháp luật công nhận, dù chưa thể gọi là nghề. Điều 365 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc Chuyển giao quyền yêu cầu ghi rõ: Bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ dân sự có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho người thế quyền theo thỏa thuận. Khi bên có quyền yêu cầu chuyển giao cho người thế quyền yêu cầu cho người thế quyền thì người thế quyền trở thành bên có quyền yêu cầu (*).

Cấm đòi nợ thuê ảnh 2

Một "băng" đòi nợ thuê gây náo loạn đường phố


Nghĩa là nếu bạn có nợ khó đòi, bạn có thể chuyển giao quyền yêu cầu đòi trả nợ đó cho một bên khác. Tất nhiên, chả ai đi đòi nợ không công cả. Các dịch vụ đòi nợ thuê đưa ra mức hoa hồng giao động từ 20 cho đến 50% giá trị món nợ, tuỳ theo mức độ khó đòi. Điều không cần nói nhưng ai cũng hiểu, là nếu chính chủ nợ còn không đòi được, thì người đòi nợ thuê dĩ nhiên không thể hiền lành đặt tờ giấy vay nợ lên bàn mà được. Các nhóm đòi nợ thuê được tổ chức chuyên nghiệp, thành lập công ty, có đồng phục, có logo thương hiệu, thậm chí tự trang bị công cụ hỗ trợ (dùi cui điện, súng bắn đạn cao su…). Lại có cả các nhóm đòi nợ sử dụng xe ba bánh kiểu xe lam, trên thùng xe dán kín các khẩu hiệu thể hiện mình là thương binh, yêu nước và nhiều cống hiến, nhưng sẵn sàng quây kín các công ty, đơn vị, hay tư gia để gây áp lực đòi nợ.

Tôi từng nghe rằng, có cả dịch vụ bán thùng chứa đầy phân hôi thối đã trộn với dầu luyn để khó tẩy rửa hơn, giá 1 triệu đồng mỗi thùng. Và nếu mua cả thùng thì sẽ được tặng 1 túi… châu chấu còn sống, để cho vào thùng, khi mở ra đám châu chấu dính phân sẽ nhảy tung toé khắp nơi. “Đặc sản” này riêng dành cho việc đi đòi nợ và con nợ đóng cửa trốn. Chuyện này chưa thể kiểm chứng, nhưng những ngôi nhà bị tạt sơn, ném chất thải, xịt sơn những lời dằn mặt sặc mùi chết chóc độc địa lên cửa… là rất nhiều, ai trong chúng ta có thể cũng đã từng chứng kiến.

Cấm đòi nợ thuê ảnh 3

 "Khủng bố" tư gia con nợ


Đòi nợ thuê đã đành, “xã hội đen” còn chủ động tạo ra các món nợ để đi đòi. Chính là hoạt động cho vay nặng lãi, thò vòi bạch tuộc đến khắp hang cùng ngõ hẻm, gây mất trật tự trị an và muôn vàn cảnh khốn khổ cho những người vốn đã cùng đường.

Bởi vậy, tại phiên họp Quốc hội chiều 17-6, với 90,27% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành, "kinh doanh dịch vụ đòi nợ" chính thức không được phép hoạt động. Một ngạch “làm ăn” tiềm ẩn rất nhiều bất ổn cho xã hội chính thức khép lại.

Với những biến tướng như đã nêu trên của “dịch vụ” đòi nợ thuê, nhiều người dân sẽ ủng hộ quyết định cấm của Quốc hội. Phần còn lại phải trông vào các cơ quan thi hành án, bởi vì thực sự có rất nhiều con nợ sẽ cười sung sướng mà phủi tay với các chủ nợ của mình, khi biết rằng luật pháp đôi khi chưa đáng sợ bằng những kẻ mặt mũi hùng hổ đứng chờ ở đầu ngõ.

--------
(*) Thêm vào đó, theo quy định Điều 181 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Quyền tài sản: Quyền tài sản là quyền giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 về thế chấp từ Điều 342 đến Điều 357 về thế chấp tài sản thì Quyền đòi nợ là một tài sản nên được quyền thế chấp tài sản theo quy định của Bộ luật này.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.