1. Di chuyển:
Phần di chuyển này chỉ nói điểm bắt đầu từ Hà Nội, các bạn ở các tỉnh miền Trung và miền Nam có thể chọn tới thủ đô Hà Nội để tiếp tục hành trình.
Bằng phương tiện công cộng :
Xe khách từ bến xe Lương Yên – Hải Dương có tần suất 15 phút/chuyến, bến xe Gia Lâm – Hải Dương có tần suất 15 phút/ chuyến. Giá vé trung bình là 50.000 đồng, Nếu bạn đi vào các dịp lễ tết giá vé có thể tăng lên 5 – 10 ngìn đồng/người. Đến nơi bạn có thể thuê xe ôm, taxi để tham quan.
Bằng phương tiện cá nhân:
Hải Dương cách Hà Nội khoảng 57km nên bạn có thể dễ dàng di chuyển bằng xe máy hay xe ô tô. Lưu ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân thì mang đầy đủ giấy tờ xe, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ. Nên trang bị mắt kính đi đường và điện thoại có chức năng google map để tiện di chuyển.
2 Đến vào thời điểm nào?
Khí hậu Hải Dương có sự thay đổi rõ rệt theo các mùa nên đẹp nhất và thích hợp nhất là mùa thu. Riêng mùa hè có hơi nắng, nóng song bù lại bạn sẽ được thưởng thức những trái vải tươi ngon nhất.
3. Địa điểm vui chơi,tham quan
Lịch sử đã để lại cho Hải Dương 1.098 di tích lịch, trong đó có 133 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Bên cạnh bề dày văn hóa, lịch sử, Hải Dương cũng là miền đất sinh ra và gắn liền nhiều danh nhân tên tuổi. Như danh nhân quân sự thế giới Trần Hưng Đạo, danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi, danh sư Chu Văn An, Lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại danh y Tuệ Tĩnh… Đó là lý do mà gần như đến với bất kỳ xã, huyện nào của tỉnh được mệnh danh là xứ Đông của miền Bắc, bạn sẽ có cơ hội tham quan hàng loạt các di tích lịch sử lớn nhỏ, nghe hàng trăm huyền thoại về các danh nhân lớn hay được chạm tay vào các đồ vật chế tác từ ngàn xưa.
Dựa vào các dữ liệu trên, chúng ta có thể chia các danh thắng Hải Dương ra thành các lộ trình khác nhác nhau. Lộ trình thứ nhất là du khác đi tham quan hàng loạt các di tích lịch sử, lộ trình thứ hai là các làng nghề truyền thống lâu đời, lộ trình thứ ba đó là các thắng cảnh thiên nhiên của Hải Dương.
Dưới đây là hình ảnh của một số di tích lịch sử , đặc sản của Hải Dương.
Bắt đầu tham quan lộ trình thứ nhất – các di tích lịch sử lâu đời.
Nơi đây là vẻ uy nghi , đồ sộ với tầng kiến trúc tinh sảo , đẹp mắt, hoàng tráng, đồ vật in đậm nét của thời gian và các biến cố xã hội là đền Kiếp Bạc thờ Đức thánh Trần; đền Đoan và đền Tranh thờ Quan lớn Tuần Tranh; chùa Côn Sơn gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi; đền Cao, văn miếu Mao Điền, di tích gốm sứ Chu Đậu-Mỹ Xá, di tích lịch sử chùa Bạch Hào, khu di tích Kính Chủ - An Phụ...
Chùa Vĩnh Khánh (Chùa Trăm Gian)
Chùa tạo lạc tại làng An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa được hình thành từ thời nhà Đinh (Vua Đinh Tiên Hoàng). Tới đời Vua Lý Công Uẩn chùa vẫn chỉ là một am nhỏ tục gọi là Vãn Lộng Tự.
Chùa Thanh Mai
Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Bạch Hào
Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (gọi theo Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự , là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà - Hải Dương.Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (gọi theo Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự ), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà - Hải Dương. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.
Chùa Tư Phúc
Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, chùa Hun, tọa lạc ở xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa được dựng từ thời Lý. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì. Chùa được coi là một Tổ đình của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử...
Chùa Minh Khánh (Hương Đại)
Chùa thường gọi là chùa Hương Đại, tọa lạc ở xã Thanh Bình, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa được xây dựng vào thời Lý và được trùng tu nhiều lần. Vị sư trụ trì Thích Đàm Thục cùng các ông Nguyễn Hai Thanh, Nguyễn Văn Lệ, Nguyễn Văn An đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa, xây tam quan từ năm 1992.
Lộ trình thứ hai – các làng nghề truyền thống
Chuyến tham quan các cơ sở sản xuất bánh đậu xanh hay chứng kiến các thao tác chọn lọc, xay giã nước từ lá gai cho món bánh cùng tên sẽ giúp bạn hiểu thêm về hương sắc riêng của hai món bánh này, cũng như lý do nó trở thành món ngon nổi tiếng khắp cả nước. Bên cạnh đó, việc khám phá, trải nghiệm tại một trong những cái nôi rối nước của nước ta tại hai phường rối nước là Phường rối nước Thanh Hải - Thanh Hà cũng thú vị không kém.
Một trong những làng nghề truyền thống mà bạn không thể bỏ qua đó là làng gốm Chu Đậu. Gọi gốm Chu Đậu là gốm đạo vì hoa văn tinh xảo của những sản phẩm này đều mang đậm những giá trị nhân văn của Phật giáo và Nho giáo.
Gốm Chu Đậu (huyện Nam Sách, Hải Dương) phát triển rực rỡ vào giai đoạn thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Sau hơn ba thế kỷ thất truyền, nay gốm Chu Đậu hồi sinh, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Sự phục hồi của làng gốm còn tạo nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề cho địa phương.
Lộ trình thứ ba – các thắng cảnh thiên nhiên tại Hải Dương :
Trong ba lộ trình, thì lộ trình ba khá khiêm tốn với đảo Cò Chi Lăng Nam (thuộc địa bàn xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện), một hòn đảo nhỏ giữa hồ An Dương xanh ngắt. Điểm nổi bật của thắng cảnh này là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của hàng ngàn cánh chim ồn ào, gióng giả vào mỗi sáng mỗi chiều. Cái thảnh thơi của việc du thuyền trên lòng hồ mát rượi vừa ngắm bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nghe chim hót, vừa nghe tiếng cá quẫy đuôi. Đây là một địa điểm du lịch sinh thái vô cùng độc đáo vì nơi đây là điểm trú ngụ của nhiều loại cò, vạc khác nhau đến từ khắp nơi trên thế giới.
Hiện nay, với diện tích hơn 3.000m2, đảo Cò đã tập trung tới 15.000 con cò và hơn 5.000 con vạc thuộc những giống cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen có nguồn gốc từ Trung Quốc, Miến Điện, Ấn Độ, Nê Pan, Philippines...
Cò bay về đảo làm tổ từ tháng 9 cho đến tận tháng 4 rồi đi. Sáng sớm và chiều tối là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất của đảo Cò. Đó là lúc cò bay đi kiếm ăn và kéo về tổ để nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Những chú cò bay kín cả mặt hồ, bay kín cả đảo, những chiếc cánh trắng muốt trao lượn tạo nên một khung cảnh thật nên thơnhưng cũng thật hoang dã. Tiếng kêu của chúng vang xa, lúc trầm lúc bổng tạo thành một bản hoà tấu tuyệt vời như để khởi động một ngày mới hoặc kết thúc một ngày làm việc mệt mỏi.
Ngoài cò và vạc, vùng hồ Chi Lăng Nam mênh mông rộng lớn, không bao giờ cạn nước nên còn là nơi ở nhiều loài mòng két, le le, vịt trời, đặc biệt đã từng có cốc đen, bồ nông, cuốc và nhiều loài giẽ khác nhau.
Tham quan đảo cò chỉ mất chừng 1 ngày. Nhưng nếu muốn quan sát cuộc sống của cò một cách tỉ mỉ thì bạn hãy ở một đêm bên đảo Cò. Đêm lúc 9-10h tối là lúc cò về nhiều nhất, sự đoàn tụ gia đình cũng bắt đầu từ lúc này cho đến sáng hôm sau.
Ngoài ra, tại Hải Dương còn có một điểm tham quan không được xếp vào cả 3 nhóm danh thắng trên là sân golf câu lạc bộ Ngôi sao Chí Linh (thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh). Sân golf được đánh giá không chỉ hàng đầu tại Việt Nam mà cả vùng Đông Nam Á.
Được mệnh danh là sân golf của những ngôi sao ở Việt nam, sân golf Chí Linh(Hải Dương) thực sự gây bất ngờ cho những hạt giống của các giải golf có tầm cỡ Quốc tế khi đặt chân đến đây, năm 2009 sân golf Chí Linh được mệnh danh là "Sân golf đẹp nhất Việt Nam".
4. Đặc sản Hải Dương
Bánh đậu xanh
Bánh đậu xanh -
đặc sản Hải Dương là một loại bánh ngọt truyền thống làm từ bột đậu xanh quết nhuyễn với đường và dầu ăn hoặc mỡ heo ra đời từ những năm đầu của thế kỷ 20.
Bánh được cắt thành các hình khối lập phương nhỏ, hoặc hình tròn... có màu sắc vàng tươi, mịn và thơm nức. Mỗi khi thưởng thức, bỏ từng miếng bánh đậu xanh vào trong miệng bạn có thể cảm nhận được những tinh túy của đất trời, hương thơm của bánh đang tan dần trong miệng mà dư âm của nó vẫn còn phảng phất mãi không thôi.
Bánh gai
Nam Định vốn mới là mảnh đất sinh ra những chiếc bánh gai thơm ngon, dẻo ngọt và trở thành một thứ đặc sản tiêu biểu của đất thành Nam này. Nhưng đến với Hải Dương người ta cũng không khỏi ngỡ ngàng vì hương vị hấp dẫn của bánh gai Ninh Giang.
Bánh có vỏ làm từ bột nếp hoà với lá gai đã được giã nhuyễn làm lên sắc đen huyền mà hấp dẫn đến lạ kỳ. Gạo được ngâm trong nước lạnh qua một đêm cho hạt mọng nước, thật mẩy rồi mới để ráo nước sau đó xay nhuyễn làm bột. Từ bột ấy kết hợp với lá gai được tước gân, luộc lên rồi lại giã nhuyễn, thêm vào chút đường cho bánh có vị ngọt mới tạo thành vỏ bánh.
Vải Thanh Hà
Vải thiều vốn có nguồn gốc Trung Quốc do ông Hoàng Văn Cơm thôn Thuý Lâm, xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đem về gây giống. Cây vải tổ do ông trồng hiện có độ tuổi khoảng gần 200 năm. Như có sự ưu ái của đất trời, thiên nhiên với mảnh đất Thanh Hà, giống vải tốt gặp đất phì nhiêu đã cho ra một sản vật nổi tiếng có một không hai. Dân địa phương đã nhân giống từ cây này. Ngày nay, vải thiều được nhân giống sang một số nơi khác trên cả nước như Lục Ngạn - Bắc Giang, Chí Linh - Hải Dương và nhiều địa phương khác..
Bánh Lòng – Kinh Môn , Hải Dương
Để làm ra những khuôn bánh lòng thơm ngon, người làm bánh phải mất rất nhiều thời gian, công sức và khó mà thành công được nếu chỉ có một hai người tham gia. Chính bởi sự cầu kỳ, công phu mà ngày càng ít hộ gia đình trong hai xã An Phụ và An Sinh thuộc huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương vẫn còn tiếp tục làm.
Bánh “lòng” khác biệt với những loại bánh làm từ gạo khác như bánh cáy, chè lam,... bởi vị ngọt dẻo bùi thơm, cay nhẹ của gừng, bỏng gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang và đường quyện lại. Sản vật của vùng đất núi An Phụ dù chưa được nhiều người biết đến nhưng chỉ cần thử một lần cũng khó có thể quên được.
Bánh đa gấc – Bình Dương, Hải Dương
Những chiếc bánh đa có màu đỏ của gấc, vị bùi của lạc, vừng, dừa và mùi thơm của gừng tươi; bánh được cuộn tròn thành từng cuộn thay vì để từng tấm như các loại bánh đa thông thường, ấy là bánh đa gấc Kẻ Sặt (xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, Hải Dương). Loại bánh đa được làm ở làng Sặt là loại bánh đa ngọt.
Bún cá rô đồng
Bún cá rô đồng gần như nơi nào cũng có nhưng có lẽ ở Hải Dương bạn sẽ được trải nghiệm hương vị mới lạ hơn! Cá rô béo mua về sau khi làm sạch sẽ được chia làm hai phần, một phần dành nấu nước dùng, một phần dành để bày ra tô. Nước dùng chỉ thuần túy cá rô, không thêm xương heo, cứ một phần cá tươi thì hai phần rưỡi nước nấu cho đến khi nào thịt và xương cá rã ra, nồi nước trong leo lẻo và đậm đà vị ngọt của cá thì đạt yêu cầu. Người ta cũng bỏ vào nước dùng sau khi nấu một ít gừng tươi đập dập cho mùi thơm thêm phần quyến rũ cũng như là át bớt mùi tanh của cá.
Rươi
Rươi là con vật có hình dạng xấu xí, lúc nhúc, nhiều người vẫn hoảng sợ mỗi khi nhìn thấy nhưng nó lại có thể cho ra đời rất nhiều món ăn ngon, hấp dẫn khiến ai cũng phải mê mẩn như bánh rươi, nem rươi, chả rươi, lẩu rươi… thậm chí có nhiều nhà hàng còn chế biến được rươi thành 9 món. Trong đó, đa số người ăn chế biến rươi thành chả.
Ngoài ra, Hải Dương còn nổi tiếng với cam Phù Tải, cau Đông, hành tỏi Kinh Môn, bánh dày cùng giò, chả Gia Lộc, nếp cái hoa vàng Kim Thành, na dai, chuối mật Chí Linh, bánh đa Kẻ Sặt - Bình Giang…
5. Mang gì khi đến Hải Dương?
Quần áo gọn gàng, lịch sự để tiện vào tham quan, chiêm bái các di tích lịch sử.
Mang giày, dép bệt để tiện di chuyển.
Mang theo dụng cụ chống nắng khi đi vào mùa nắng và dụng cụ đi mưa nếu đến vào mùa mưa.
Mang theo dụng cụ cá nhân, thuốc trị các bệnh thông thường.
Nếu có ý định cắm trại thì mang theo lều, nồi chuyên dùng, mền và áo ấm.
6. Nhà nghỉ , khách sạn hợp lí cho khách du lịch
Khu vực trung tâm Hải Dương gồm các tuyến đường sau Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Thị Duệ, Điện Biên Phủ,... Các bạn căn cứ vào các tuyến đường này để thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.Một số nhà nghỉ, khách sạn có mức giá bình dân bạn có thể tham khảo như khách sạn Công Đoàn Côn Sơn, Hữu Nghị, Nhà khách hồ Côn Sơn, nhà khách Quân khu 3.
7. Các cung đường thường gặp
Hà nội/Sài Gòn – Hải Dương – Hải Phòng – Hưng Yên
Hà nội/Sài Gòn - Phong Nha - Huế - Nghệ An – Hải Dương
Du Lịch Biển: Hà Nội/Sài Gòn – Hải Dương – Đồ Sơn
8. Lịch trình gợi ý cho chuyến du lịch bụi hải hương ( 3 ngày ):
Ngày 1 : Du lịch bụi Hải Dương rất tiện lợi vì Hải Dương rất gần thủ đô Hà nội – trung tâm của các chuyến tàu , chuyến xe , chuyến bay Bắc Nam. Chính vì vậy khách du lịch khi đến Hải Dương thường có hai phương tiện là xe máy hoặc taxi . đó là hai phương tiện thông dụng nhất khi đến Hải Dương. Sau đó bạn dành một ngày để tham quan các ngôi chùa , di tích lịch sử .Tại đây bạn có thể xin quẻ cầu may , câu duyên , mua vài món đồ tâm linh để treo trong nhà , làm quà cho bạn bè , gia đình.
Ngày 2 : Men theo quốc lộ 5 qua thành phố Hải Dương khoảng 8km rồi rẽ theo quốc lộ 183, đi thêm khoảng 20km nữa là tới thôn Chu Đậu - làng gốm danh tiếng mà sản phẩm làng nghề từng có mặt khắp nơi trên thế giới, từ Ai Cập đến Trung Cận Đông, từ Đông Nam Á đến Tây Á ... Bạn sẽ được “no con mắt” khi tận mắt chứng kiến quy trình làm gốn khá gian nan và cũng không kém phần thú vị. Hoặc bạ cũng có thể trở thành nghệ nhân làm gốm nếu bạn muốn tự tạo cho mình nhữn sản phẩm gốm sứ đáng yêu để khoe với bạn bè và gia đình.
Tham quan làng gốm truyền thống xong, bạn nên nghỉ trưa , ăn uống nhẹ. Buổi chiều bạn sẽ có sức tung bay trên Đảo Cò - Chi Lăng Nam ở huyện Thanh Miện.
Tại đây bạn có thể bắt cá , nướng cá cùng bạn bè ngay tại hồ An Dương , chụp ảnh với vô vàn loài cò,vạc hiếm.
Ngày 3: Bạn có thể đến Chí Linh để tham quan , mua vé vào chơi tại sân golf Ngôi sao Chí Linh. Sân golf khá rộng và hơi phứ tạp , bạn nên gọi một nhân viên trong sân golf đưa bạn đi hoặc thuê xe điện đi tham quan. Chiều tối khi đã mệt và đói bạn có thể đi lượn tìm một số quán ăn , nhà hàng có thực đơn với món Bún cá rô đồng , Chả rươi – đặc sản Hải Dương.Nhưng không phải mùa nào cũng . Nếu bạn đi đúng mùa thu thì sẽ may mắn được thưởng thức món Chả rươi lạ mắt và hấp dẫn ở nơi đây.