Cặp lỗ đen khổng lồ PG 1302-102 tại trung tâm một thiên hà cách xa chúng ta được phát hiện vào đầu năm 2015, sau khi các nhà khoa học sử dụng dữ liệu ánh sáng tia cực tím (UV) từ kính thiên văn không gian Galex và Hubble của NASA để theo dõi những dấu hiệu ánh sáng UV bất thường trong vũ trụ trong suốt 20 năm qua.
Theo các nhà thiên văn học tại trường đại học trường Đại học Columbia (Mỹ), hai lỗ đen này đang quay quanh nhau theo hình xoắn ốc trong một không gian không lớn hơn Hệ Mặt trời của chúng ta, với tốc độ bằng 7% tốc độ ánh sáng (khoảng 75 triệu km/giờ).
Cặp lỗ đen khổng lồ PG 1302-102 quay quanh nhau với tốc độ (khoảng 75 triệu km/giờ. Ảnh: NASA |
Nhóm nghiên cứu ước tính rằng cặp lỗ đen không lồ sẽ va chạm với nhau trong vòng 5 triệu năm tới và gây ra một vụ nổ khủng khiếp, mạnh hơn 100 triệu lần một vụ nổ siêu tân tinh.
Bằng việc nghiên cứu những khoảnh khắc cuối cùng của hai lỗ đen này trước khi vụ va chạm xảy ra, các nhà thiên văn học hy vọng họ có thể tìm kiếm được sóng trọng lực.
Sự kiện này cũng sẽ giúp chứng minh các giả thuyết về lực hấp dẫn được nhà khoa học Albert Einstein đưa ra cách đây 100 năm.
Chúng xoay quanh nhau theo hình xoắn ốc. Ảnh: Đại học Columbia |
Giáo sư Zoltán Haiman, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đang củng cố các ý tưởng về những gì đang diễn ra trong hệ thống này để hiểu về nó rõ hơn”.
Nghiên cứu cũng được hy vọng sẽ giúp các nhà thiên văn học hiểu rõ hơn về hiện tượng lỗ đen nhập vào nhau trong vũ trụ.
Xem thêm:
- Phát hiện 'siêu lỗ đen', lớn gấp 12 tỷ lần so với Mặt Trời
- NASA: Phát hiện cấu trúc siêu rỗng ‘đại khổng lồ’ trong vũ trụ
- 10 tín hiệu bí ẩn đến từ vũ trụ trong 150 năm qua