Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện ‘sự bất lực, thiếu nhân văn’

(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc bổ sung biện pháp cắt điện, nước vào Luật Xử lý vi phạm hành chính là thể hiện sự bất lực của chính quyền và thiếu tính nhân văn.

Báo điện tử VOV đưa tin, sáng 18/6, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc bổ sung biện pháp “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước” vẫn có nhiều ý kiến khác nhau.

Liên quan vấn đề này, Chính phủ cho biết có 2 loại ý kiến: Loại ý kiến thứ nhất đề nghị bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) “ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm” (dự thảo Luật thể hiện theo loại ý kiến này). Loại ý kiến thứ hai đề nghị quy định biện pháp này là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC.

Nhiều ý kiến trong cơ quan thẩm tra là Uỷ ban Pháp luật ủng hộ loại ý kiến thứ hai, trong đó điện, nước được sử dụng làm công cụ, phương tiện VPHC.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện ‘sự bất lực, thiếu nhân văn’ ảnh 1

Đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An). - Ảnh: VOV

Bày tỏ ủng hộ quy định đây là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC, đại biểu Lê Công Đỉnh (đoàn Long An) cho rằng, thực tế nhiều cá nhân, tổ chức cố tình vi phạm mà chỉ sử dụng các biện pháp khác là chưa đủ.

“Lập biên bản cứ lập, làm cứ làm, khi lực lượng đến thì họ ngừng, khi lực lượng đi họ lại làm, chưa kể có người nghĩ “phạt cho tồn tại”. Không lực lượng nào có thể làm hiệu quả nếu không bổ sung biện pháp ngừng cung cấp điện, nước” – ông Lê Công Đỉnh nói.

Đại biểu Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) thì cho rằng, dù áp dụng để cưỡng chế hay ngăn chặn đều chưa thuyết phục và tính khả thi không cao, trái với nguyên tắc tự thoả thuận, tự nhận trách nhiệm trong luật dân sự giữa bên cung cấp dịch vụ điện, nước và bên sử dụng.

“Không nên hành chính hoá quan hệ dân sự này, nhất là khi điện, nước không phải là công cụ, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Thiếu nước có thể mua, thiếu điện có thể dùng máy phát. Tại sao không ngừng cung cấp các dịch vụ viễn thông khi nó đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh, thậm chí làm tê liệt hệ thống?” – đại biểu Thế đặt vấn đề.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện ‘sự bất lực, thiếu nhân văn’ ảnh 2

Đại biểu Trần Tất Thế không ủng hộ biện pháp cắt điện, nước. - Ảnh: Quốc Hội

Nhấn mạnh khi cắt điện, nước có thể sẽ ảnh hưởng đến các chủ thể khác trong khu vực mà họ không có hành vi vi phạm, đại biểu đề nghị bỏ biện pháp này trong luật.

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương đánh giá việc cắt điện, nước trong xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân là thể hiện “sự bất lực” của chính quyền và lực lượng chức năng.

“Chúng ta cần phải cân nhắc biện pháp này vì nó không mang tính nhân văn. Nóng 39, 40 độ mà cắt điện, nước của những người không liên quan đến hành vi vi phạm hành chính thì chúng ta không nên làm việc này”, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.

Theo đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, hiện nay có đến 23 biện pháp để nhà nước áp dụng cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt.

“Bây giờ lại bổ sung thêm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm. Chúng ta còn có cả một bộ máy được đào tạo rất bài bản mà phải bổ sung thêm biện pháp này là không ổn”, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu đánh giá.

Cắt điện, nước để cưỡng chế hành chính thể hiện ‘sự bất lực, thiếu nhân văn’ ảnh 3

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An. - Ảnh: Tiền Phong

Đại biểu Cầu còn lo ngại nếu bổ sung biện pháp này vào trong luật thì rất dễ bị lực lượng chức năng lạm dụng. Bởi cơ quan có thẩm quyền rất dễ ra lệnh cắt điện, nước, còn lực lượng chức năng thực thi cũng rất nhanh. Điều đó sẽ dẫn đến hậu quả rất lớn. Đại biểu đưa ra ví dụ như một trang trại lợn nuôi 3.000-4.000 con vi phạm môi trường mà bị cắt điện, nước thì việc ảnh hưởng sẽ như thế nào? Hay một nhà máy bia cũng vi phạm môi trường nếu ta cắt điện, nước thì sẽ xảy ra hậu quả ra sao?

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) cũng không ủng hộ việc cắt điện nước khi xử lý vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân. “Nhiều đơn vị tự sản xuất điện, nước thì có cắt được họ không? Chưa nói đến việc cắt điện, nếu bị khởi kiện ra tòa là sai hoàn toàn, vì đây là biện pháp trái luật. Đề nghị bỏ biện pháp này”, đại biểu Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.

Báo cáo giải trình tiếp thu dự án luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước là vấn đề khó nên Chính phủ trình Quốc hội xem xét quyết định. Theo ông Long, Chính phủ coi biện đây là biện pháp cưỡng chế với 3 lý do khác nhau. Cụ thể, Luật Xử lý vi phạm hành chính hiện hành chưa có quy định cưỡng chế trong trường hợp đối tượng vi phạm không chấp hành quyết định xử phạt có áp dụng các hình thức như đình chỉ hoạt động, tước giấy phép.

Ông Long cho biết, trong một số trường hợp, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, môi trường, có cơ sở sản xuất (thường là doanh nghiệp) đã bị tước giấy phép hoạt động, tức là phải dừng hoạt động lại nhưng vẫn tiếp tục hoạt động để xả thải ra môi trường. Hay một cơ sở khai thác đá gây ô nhiễm bị tước giấy phép, đình chỉ hoạt động nhưng vẫn tiếp tục hoạt động thì thực sự không còn biện pháp nào khác. Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thực tế phát sinh như vậy nên Chính phủ đề xuất biện pháp trên, báo Dân Trí thông tin.

TIN LIÊN QUAN
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.