“Cha đẻ” chỉ số GII cùng VinUni xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - GS Soumitra Dutta, người sáng lập bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu GII đang cùng các nhà khoa học ở trường ĐH VinUni xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành ở Việt Nam. Trước đó, GS Dutta cùng Trường ĐH VinUni đã thực hiện nghiên cứu đổi mới sáng tạo ngành được nhiều bộ, ngành và doanh nghiệp hoan nghênh.
“Cha đẻ” chỉ số GII cùng VinUni xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành

Mới đây, Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KHCN và trường ĐH VinUni đã ký bản hợp tác hai bên về hợp tác thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo (ĐMST). Sau lễ ký kết, hai bên đã kích hoạt dự án nghiên cứu chỉ số ĐMST ngành ở Việt Nam (VIII).

Theo PGS. TS. Phan Thị Thục Anh, Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo và Trưởng nhóm nghiên cứu dự án VIIR tại VinUni, nghiên cứu để có bộ chỉ số ĐMST ngành là ý tưởng do trường ĐH VinUni khởi xướng, được GS Soumitra Dutta ủng hộ và dẫn dắt về mặt khoa học. Về phương pháp, VIIR cũng tương tự như GII ở chỗ cùng đánh giá ĐMST theo các trụ cột đầu vào - đầu ra, nhưng các tiêu chí bên trong thì VIIR xây dựng riêng để phù hợp với ngành.

“Chúng tôi đã tham khảo các nước trong khu vực Đông Nam Á thì nhận thấy đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá ĐMST ngành một cách toàn diện nhất với đầy đủ các yếu tố đầu vào và đầu ra của ĐMST”, PGS. TS Thục Anh chia sẻ.

Là “cha đẻ” của bộ chỉ số ĐMST toàn cầu GII và nay là Giám đốc khoa học dự án VIIR tại Trường ĐH VinUni, GS Dutta (Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd, ĐH Oxford, đồng sáng lập và Chủ tịch Viện Portulans) cho biết, dự án Nghiên cứu về ĐMST ngành (VIIR) ra đời nhằm giới thiệu một đánh giá ban đầu, cung cấp một công cụ phân tích phức hợp về ĐMST của các ngành ở Việt Nam. Vị GS là thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture nói thêm, đây được xem là tiền đề hướng tới hình thành dự án về bộ chỉ số đầu tiên ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á tiếp cận theo ngành, lĩnh vực một cách toàn diện để có thể áp dụng rộng rãi trong tương lai.

Ông Nguyễn Võ Hưng - Trưởng ban Chính sách Đổi mới sáng tạo, Viện Chiến lược và Chính sách KHCN nhận dịnh, mặc dù dự án đang ở giai đoạn tiền khả thi nhưng hứa hẹn mang thêm triển vọng về một công cụ mới cho cơ quan quản lý nhà nước trong đánh giá ĐMST.

“Cha đẻ” chỉ số GII cùng VinUni xây dựng chỉ số đổi mới sáng tạo ngành ảnh 1

Hiện nay, ở cấp quốc gia, chúng ta đang sử dụng bộ chỉ số GII ĐMST toàn cầu để đánh giá chỉ số ĐMST cấp quốc gia. Bộ KHCN cũng đã vận dụng bộ chỉ số GII để đánh giá chỉ số ĐMST địa phương. Nếu có thêm bộ chỉ số ĐMST ngành thì đây là mảnh ghép hoàn hảo tạo nên bức tranh ĐMST sáng rõ.

Ông Hoàng Minh, Thứ trưởng Bộ KHCN đánh giá, đây là bộ công cụ để các nhà đầu tư trong nước và quốc tế hình dung bức tranh, định hướng chiến lược và giải pháp đầu tư.

“Việc Trường ĐH VinUni phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước xây dựng bộ chỉ số ĐMST ngành sẽ là công cụ thiết thực cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp để từ đó nhìn ra thực trạng các ngành, có biện pháp, giải pháp cũng như có cách ứng xử phù hợp”, Thứ trưởng Minh khẳng định.

Theo TS Lê Mai Lan, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH VinUni, bên cạnh việc phát triển nhân tài cho tương lai, một trong những nhiệm vụ quan trọng của VinUni là tạo các tác động tới xã hội bằng nghiên cứu, bằng ĐMST, hướng tới xây dựng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội bền vững của quốc gia. Với tinh thần đó, từ hơn một năm nay, dưới sự hướng dẫn của GS Soumitra Dutta, Trường ĐH VinUni đã nghiên cứu một cách toàn diện mô hình về ĐMST. Dự án được sự bảo trợ về chuyên môn của Bộ KHCN, bảo trợ về mặt kỹ thuật của ĐH Oxford và Viện Portulans.

“Đây là một trong những sáng kiến tâm huyết nhất của VinUni. Chúng tôi tập trung rất nhiều nguồn lực vào việc này, để hiện thực hóa sứ mệnh của VinUni, tức là đưa khoa học vào phụng sự con người, đưa khoa học tác động tới cuộc sống”, TS Lê Mai Lan chia sẻ.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.