VNG: Khi “kỳ lân” công nghệ liên tục báo lỗ

(Ngày Nay) - Được mệnh danh là “kỳ lân” công nghệ với quy mô tài sản hơn 10.126 tỷ đồng. Tuy nhiên trong 2 năm gần đây, VNG luôn có kết quả kinh doanh ảm đạm khi liên tục báo lỗ.

Khi nói đến VNG và cổ phiếu VNZ, nhiều người không quá xa lạ với doanh nghiệp được mệnh danh là “kỳ lân” trong giới công nghệ này. Tiền thân VNG là công ty VinaGame - được thành lập từ 2004 với vốn điều lệ ban đầu là 15 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh trò chơi trực tuyến. Cổ đông sáng lập là ông Lê Hồng Minh (Founder & CEO) và ông Vương Quang Khải (Co-founder).

Thời điểm hiện tại, VNG có vốn điều lệ 358,4 tỷ đồng, trong đó, ông Lê Hồng Minh nắm 8,846% vốn, VNG Ltd là cổ đông chính nắm 49% vốn, Công ty CP Công nghệ BIGV nắm 17,84% vốn…

Tính tới ngày 30/6, VNG có tổng tài sản hơn 10.126 tỷ đồng, tăng hơn 530 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ phải trả tăng hơn 1.000 tỷ đồng lên 8.446 tỷ đồng. Nợ dài hạn của doanh nghiệp cũng tăng từ 1.423 tỷ đồng lên 1.795 tỷ đồng.

Trong nửa đầu năm 2024, doanh thu thuần công ty đạt 4.314 tỷ đồng, tăng gần 1.000 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và dịch vụ đạt 1.511 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, VNZ ghi nhận lỗ trước thuế 188 tỷ đồng, giảm mạnh so với số lỗ 1.116 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp của ông Lê Hồng Minh ghi nhận lỗ 586 tỷ đồng, giảm hơn 50% so với số lỗ 1.205 tỷ đồng nửa đầu năm 2023.

VNG: Khi “kỳ lân” công nghệ liên tục báo lỗ ảnh 1

Cổ phiếu của VNG rớt giá mạnh từ sau 11h phiên sáng và trước giờ nghỉ trưa đã giảm kịch sàn trong ngày giao dịch 6/9.

Cổ phiếu của VNG rớt giá mạnh từ sau 11h phiên sáng và trước giờ nghỉ trưa đã giảm kịch sàn trong ngày giao dịch 6/9. Đến phiên chiều, sau khi có thông tin lực lượng Công an xuất hiện tại trụ sở của VNG, khối lượng lớn bắt đầu được sang tay với 13,370 cổ phiếu khớp lệnh, xấp xỉ 6.1 tỷ đồng. Sau đó, cổ phiếu VNG đã phục hồi trở lại và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 480.000 đồng, giảm 6,8%, vốn hoá doanh nghiệp còn 13.793 tỷ đồng.

Đầu năm 2023, cổ phiếu VNZ của VNG được chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với giá 240.000 đồng/cổ phiếu, sau đó tăng trần liên tục và đạt kỷ lục lên tới 1.434.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên trong vòng 1 năm trở lại đây, VNZ lao dốc không phanh. Cụ thể, nếu so với giá cổ phiếu đạt đỉnh thì ước tính đến hiện tại cổ phiếu đã giảm tới hơn 66% thị giá.

Công ty Cổ phần VNG được xem là doanh nghiệp công nghệ số một tại Việt Nam hiện tại khi được định giá trên 1 tỷ USD. VNG cũng được nhận danh hiệu lớn như "Doanh nghiệp phát triển nhanh toàn cầu tại khu vực Đông Á" tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2015 (Manila, Philippines).

VNG hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ như kinh doanh trò chơi trực tuyến lập trình máy vi tính, sản xuất phần mềm, quảng cáo thương mại... VNG còn là ông chủ của hàng loạt sản phẩm công nghệ khá quen thuộc với người Việt như Zalo, ZaloPay, Zing MP3, Báo Mới hay các tựa game giải trí trên di động.

TIN LIÊN QUAN
Hố lớn trên đường lăn sân bay Miyazaki sau vụ nổ bom. Ảnh: CNN.
Bom từ Thế chiến II phát nổ tại sân bay Nhật Bản
(Ngày Nay) - Một quả bom Mỹ chưa được phát hiện từ Thế chiến II đã phát nổ tại một sân bay của Nhật Bản, khiến cho hơn 80 chuyến bay bị ảnh hưởng và phải hoãn lại. Chính quyền Nhật Bản cho biết vụ việc không gây ra bất kì thương vong nào.
Hình logo OpenAI được chụp vào ngày 20/5/2024. Ảnh: Reuters.
Những tính năng mới của OpenAI nâng cấp quá trình tạo giọng nói
(Ngày Nay) - OpenAI đã hé lộ một loạt các công cụ mới giúp các lập trình viên dễ dàng tạo ra những phần mềm ứng dụng dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI). Đặc biệt là trong bối cảnh khi ChatGPT đang phải cạnh tranh với những “ông lớn công nghệ” khác để theo kịp cuộc đua AI.
Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc
Mỹ áp đặt lệnh cấm lên các công ty thép và phụ gia thực phẩm của Trung Quốc
(Ngày Nay) - Mỹ đã cấm nhập khẩu hàng hoá từ hai công ty Trung Quốc do các vấn đề liên quan đến người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, lệnh cấm này sẽ có hiệu lực từ ngày 3/10. Đây là động thái mới nhất của Mỹ nhằm loại bỏ các hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức khỏi chuỗi cung ứng của quốc gia này.