Chàng kiến trúc sư cầu toàn

Trong Lee là nick name của Lê Hưng Trọng (trong ảnh) tốt nghiệp thủ khoa Kiến trúc Trường đại học Văn Lang. Cậu bạn cũng chính là tác giả của cuốn sách tranh “Sài Gòn xưa”, dành tặng cho những ai từng lưu giữ Sài Gòn xưa trong một góc tâm hồn và là cơ hội cho người trẻ có một hành trình thú vị ngược về quá khứ.
Chàng kiến trúc sư cầu toàn

Trong Lee là nick name của Lê Hưng Trọng (trong ảnh) tốt nghiệp thủ khoa Kiến trúc Trường đại học Văn Lang. Cậu bạn cũng chính là tác giả của cuốn sách tranh “Sài Gòn xưa”, dành tặng cho những ai từng lưu giữ Sài Gòn xưa trong một góc tâm hồn và là cơ hội cho người trẻ có một hành trình thú vị ngược về quá khứ.

Sắc mầu hoài niệm

Tập sách “Sài Gòn xưa” của chàng kiến trúc sư Lê Hưng Trọng gây chú ý khi “khôi phục” một Sài Gòn vẹn nguyên với nhiều cảm xúc của một người trẻ. Sách đề cập những công trình kiến trúc mang tính biểu tượng, tồn tại hàng thế kỷ qua như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, trụ sở UBND thành phố, Nhà hát Thành phố... Những dấu tích về sự phồn hoa của thành phố từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” được vẽ lại, thông qua nghệ thuật Artlines theo phong cách thần tiên và mầu nước.

Chàng kiến trúc sư cầu toàn - anh 1

Chàng kỹ sư Lê Hưng Trọng.

“Tôi không biết một mai kia khi thức dậy, những giá trị “đẹp” chung quanh chúng ta có còn tồn tại nữa hay không? Khi những tàng cây cổ thụ một thời đã gắn bó, song hành cùng với bao thế hệ giờ đã không còn, những công trình kiến trúc tồn tại hàng trăm năm cũng dần được thay thế bởi sự hiện đại… tôi đã rất lo sợ điều đó. Chính vì thế tôi thực hiện cuốn sách này như một cách lưu giữ lại những vẻ đẹp lâu đời đã từng tồn tại, từng là nơi ghi dấu ấn những kỷ niệm của tôi, của bạn, của tất cả những ai đã từng dừng chân nơi mảnh đất Sài Gòn”.

Nhà thờ Đức Bà là một trong những tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. “Đây cũng là tác phẩm tôi thích nhất và cũng chính là bức vẽ đầu tiên trong dự án này, một công trình độc đáo không hề có cổng rào, lại nằm ngay vị trí trung tâm của Sài Gòn, nơi mà ngày ngày mọi người có thể ngồi chơi, sinh hoạt gắn liền với một thời gian dài trong quãng đời sinh viên kiến trúc của chúng tôi, với những hàng cà-phê bệt sau mỗi lần xong đồ án”, Hưng Trọng hồi tưởng lại.

Vòng xoay cây liễu có thể biến mất, thương xá Tax có thể không còn nhưng vẫn góp mặt trong bộ sách khiến người xem không khỏi bồi hồi. Để tái hiện lại thành công hình ảnh những công trình đó, Trọng phải tìm lại hình ảnh tư liệu kết hợp những yếu tố trang trí cũng chính là bắt nguồn từ những yếu tố liên quan từng công trình. Nói “Sài Gòn xưa” mang yếu tố lịch sử chính là vì thế.

Thành phố nuôi dưỡng ước mơ

Hưng Trọng không phải là cái tên xa lạ trong làng kiến trúc. Không chỉ tốt nghiệp thủ khoa Kiến trúc, Trọng cùng với cộng sự còn đạt giải nhất phương án đường hoa Nguyễn Huệ Tân Mão vào năm 2011. Với một chàng trai 8X, sinh ra và lớn lên ở Ninh Thuận, Sài Gòn xưa giống như người tình chưa một lần thấy mặt, thậm chí là chẳng bao giờ có cơ hội gặp mặt, thế nhưng Trọng lại dành cho nơi đây một tình yêu sâu sắc, khó có thể gọi thành tên.

Dự án “Sài Gòn xưa” là một trong những dự án mà cậu bạn đã theo đuổi suốt ba năm đằng đẵng. Trọng bắt đầu lên ý tưởng từ năm 2012 cho đến giữa năm 2014 dần hoàn thành. “Ý tưởng này ban đầu chỉ xuất phát từ một suy nghĩ cá nhân là có một triển lãm nho nhỏ những bức tranh mình vẽ về những công trình xưa của Sài Gòn. Tuy nhiên, khi mọi người đón nhận với hết sự nhiệt tình thì dự án ngày một lớn mạnh và cuốn sách ra đời từ đấy. Tôi mong có thể mang một phần thân thuộc nào đó của Sài Gòn đến gần hơn với giới trẻ trong và ngoài nước, đến các du khách cũng như những người yêu mến nghệ thuật, tạo nên một sân chơi uy tín và lý tưởng cho những bạn trẻ có tình yêu đối với nơi mình đang sống và tạo nên những dự án có ý nghĩa cho cộng đồng”, Trọng chia sẻ.

Để hoàn thành được một bộ ảnh, lại về Sài Gòn xưa, đòi hỏi sự kiên trì rất lớn, không chỉ là vẽ, sáng tạo, mà còn phải tìm hiểu. Trọng chia sẻ khâu thu thập và lên danh sách những kiến trúc đặc trưng nhất của Sài Gòn, sắp xếp theo trình tự thời gian xuất hiện của từng công trình và nghiên cứu tiểu sử của chúng qua sách, tạp chí và tư liệu internet, chọn lọc ra những thông tin chuẩn xác nhất là một trong những khâu khó nhất. “Người trẻ bây giờ tinh tế và có thẩm mỹ cao, làm không từ cái tâm họ dễ dàng nhận ra, và không chấp thuận”, Hưng Trọng tâm sự.

Chia sẻ về dự định sắp tới, Hưng Trọng cho biết sẽ cho ra mắt hai lớp dạy vẽ ARTLINE và mầu nước thể theo nguyện vọng của nhiều bạn trẻ, nhằm tạo ra sân chơi bổ ích và có thể tìm được những nhân tố cùng đồng hành với mình cho những dự án tiếp theo.

Hợp tác cùng Thời Nay

Xem thêm:

Nữ sinh xuất sắc nhận học bổng của 7 trường đại học Mỹ

Nữ sinh đam mê Vật lý giành học bổng ĐH kỹ thuật danh tiếng Mỹ

Việt Nam có nữ Giáo sư toán học thứ hai

Trung tâm điều hành thông minh tỉnh Bình Phước (Việt Nam). Ảnh minh họa: TTXVN.
Chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
(Ngày Nay) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động chuyển đổi số hoạt động chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trực tuyến và dựa trên dữ liệu giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch).
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
TP Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi
(Ngày Nay) - Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine cho trẻ từ 1-10 tuổi chưa tiêm đủ mũi vaccine để sớm kiểm soát dịch sởi trong tháng 9 và công bố hết dịch vào giữa tháng 10/2024. Tăng độ phủ vaccine nhanh nhất là chìa khóa tối ưu để kiểm soát dịch sởi.
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
Ổn định việc ăn, ở và học tập cho 107 học sinh thôn Làng Nủ
(Ngày Nay) - Những ngày qua, Trường Tiểu học và Trung học Cơ sở số 1 Phúc Khánh (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã đón học sinh quay trở lại trường sau những ngày tạm nghỉ do mưa lũ. Trường cũng đã đón 107 học sinh ở thôn Làng Nủ, nơi vừa trải qua trận lũ quét kinh hoàng về điểm trường chính để học tập và ở nội trú.