Chiến dịch '32 ngày đêm' truy vết F0 trên địa bàn TPHCM

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - UBND TP.HCM đã mở “chiến dịch” 32 ngày đêm truy vết F0 trên địa bàn để mở rộng vùng xanh, tiến tới kiểm soát dịch trên địa bàn Thành phố.
Người dân trên địa bàn TP.HCM sẽ được xét nghiệm toàn bộ để truy vết F0.
Người dân trên địa bàn TP.HCM sẽ được xét nghiệm toàn bộ để truy vết F0.

Chiến dịch mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn

Ngày 16/8, UBND TP.HCM đã ban hành kế hoạch số 2716/KH-UBND về việc triển khai công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 trên địa bàn TP.HCM. Mục đích, yêu cầu của kế hoạch là đánh giá tình hình dịch bệnh trên địa bàn, mở rộng vùng xanh, tiến tới kiểm soát dịch trên địa bàn Thành phố.

Đảm bảo tính khoa học, thiết thực hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân COVID-19 để điều trị hiệu quả; thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn.

Kế hoạch cân đối giữa nguồn nhân lực y tế dự phòng và điều trị trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với tổng công suất xét nghiệm hiện nay của Thành phố; đảm bảo nguồn nhân lực và lực lượng lấy mẫu. Chuẩn bị đầy đủ công tác hậu cần về dụng cụ, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị, trang phục bảo hộ cho công tác xét nghiệm.

UBND TP.HCM đưa ra mục tiêu:

- Từ ngày 15/8 đến 22/8: Thực hiện giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ lây nhiễm cao.

- Từ ngày 23/8 đến 31/8: Thực hiện tách nguồn lây nhiễm mạnh.

- Từ ngày 01/9 đến 15/9: Duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng.

Thực hiện nghiêm quy tắc 5K của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn cho người lấy mẫu và người được lấy mẫu, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu xét nghiệm.

Chủ động, bám chắc địa bàn dựa trên các tiêu chí về phong tỏa, các mức nguy cơ theo thực tiễn hiện nay tại địa bàn các khu dân cư. Trong đó, dựa vào tình hình dịch bệnh thực tế hiện nay tại TP.HCM, các mức nguy cơ được xác định trên phạm vi Tổ dân phố, Tổ nhân dân theo các tiêu chí.

Trên cơ sở số liệu về các trường hợp mắc bệnh dựa theo thời gian mắc bệnh trên địa bàn Tổ dân phố, Tổ nhân dân, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn lập danh sách phân loại mức độ nguy cơ theo Tổ dân phố, Tổ nhân dân với các “mức nguy cơ”. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 Thành phố sẽ điều chỉnh chiến lược xét nghiệm cho phù hợp với thực tiễn đảm bảo được mục tiêu kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn.

UBND TP.HCM yêu cầu chỉ định xét nghiệm đối với bệnh nhân tại bệnh viện điều trị COVID-19, Lấy mẫu xét nghiệm theo chỉ định của cơ sở điều trị. Đối với F0 tại các khu cách ly tập trung quận, huyện, TP.Thủ Đức phải đảm có kết quả RT-PCR trong 24 giờ sau khi tiếp nhận vào khu cách ly. Xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn ngày thứ 7, nếu kết quả âm tính hoặc dương tính nhưng chỉ số CT >= 30 thì được xuất viện theo dõi điều trị tại nhà.

Đối với F0 đang được cách ly, chăm sóc, theo dõi, điều trị tại nhà phải thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn chuyên môn của Sở Y tế. Đối với F1 tại các khu cách ly tập trung của Thành phố, quận, huyện, TP.Thủ Đức hoặc cách ly tại nhà phải lấy mẫu 1 lần vào ngày đầu tiên bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Lấy mẫu lần 2 vào ngày thứ 14 kể từ khi được cách ly bằng phương pháp xét nghiệm nhanh kháng nguyên.

Nguyên tắc chuyển hóa “vùng vàng” thành “vùng xanh”

TP.HCM thực hiện xét nghiệm cộng đồng, giải phóng vùng sạch tại các vùng bình thường mới (vùng xanh, cận xanh). Thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (10) đại diện hộ gia đình tại các Tổ dân phố, Tổ nhân dân thuộc “vùng xanh” và “cận xanh”; tần suất 2 lần, cách nhau 7 ngày. Dựa vào kết quả xét nghiệm và các điều kiện khác để “giải phóng vùng sạch”.

Với các tiêu chí, không có trường hợp dương tính sau 2 lần xét nghiệm hoặc có trường hợp dương tính nhưng chỉ số CT >= 30; tỷ lệ tiêm chủng đạt 50% (đối tượng > 18 tuổi); có khả năng đảm bảo thực hiện giãn cách trong cộng đồng.

Tại các vùng nguy cơ (vùng vàng), thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên, có trọng điểm bằng phương pháp RT-PCR mẫu gộp (5) đại diện hộ gia đình, từng bước tiến đến xét nghiệm đại diện toàn bộ các hộ gia đình để chuyển “vùng vàng” thành “vùng xanh”.

Đánh giá vùng nguy cơ cao (vùng cam) và nguy cơ rất cao (vùng đỏ), tổ chức xét nghiệm để thu gọn phạm vi, biến khu phong tỏa thành điểm phong tỏa. Thực hiện xét nghiệm gộp mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên theo hộ gia đình. Trường hợp dương tính thì tiến hành giải gộp bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên và hướng dẫn cách ly, chăm sóc, xét nghiệm và điều trị theo quy định.

Trường hợp âm tính, có thể giải phong tỏa nếu đủ điều kiện và tiếp tục theo dõi thực hiện xét nghiệm lại khi phát hiện những trường hợp có triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2. Đối với các khu vực vẫn tiếp tục phong tỏa thì tổ chức xét nghiệm lại sau 5 đến 7 ngày để tiếp tục thu hẹp thành điểm phong tỏa, tiến tới giải phong tỏa khi đủ điều kiện.

Đối với nơi ngoài khu vực phong tỏa, thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu đơn đối với người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi-rút SARS-CoV-2. Tùy vào điều kiện thực tiễn, thực hiện giám sát ngẫu nhiên ở địa bàn dân cư có nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm theo phương pháp mẫu gộp hộ gia đình (bằng phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên).

Duy trì và kiểm soát lây nhiễm trong cộng đồng, giám sát, phát hiện sớm người có triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi-rút SARS-CoV-2 hoặc người có yếu tố nguy cơ là những người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh lý nền, người béo phì cộng với yếu tố dịch tễ (sống chung nhà với F0 hoặc có tiếp xúc với F0). Thực hiện xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR mẫu đơn hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (nếu dương tính thì thực hiện tiếp RT-PCR trong khi xử lý như một trường hợp nghi nhiễm).

Chiến dịch '32 ngày đêm' truy vết F0 trên địa bàn TPHCM ảnh 1

Một khu phong tỏa trên địa bàn TP.HCM.

Đối với các đơn vị đang được phép hoạt động ở một số lĩnh vực có tiếp xúc nhiều như: Y tế, Quân đội, Công an, nhà máy, doanh nghiệp, giao hàng (shipper)… Ngoài các biện pháp phòng, chống dịch như quy định hoặc hướng dẫn của các cơ quan chức năng, cần chủ động giám sát bằng xét nghiệm (kháng nguyên nhanh hoặc RT-PCR) trên nguyên tắc: Tự xây dựng kế hoạch, tự thực hiện, tự xét nghiệm, tự kiểm tra đối với nhân viên của đơn vị mình vào định kỳ mỗi 7 ngày.

Tránh lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu

Đối với các trường hợp F0 phát hiện ở cộng đồng, được xét nghiệm bằng xét nghiệm RT-PCR hoặc bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Nếu không có triệu chứng sẽ tổ chức cho cách ly, chăm sóc, theo dõi tại nhà theo hướng dẫn của ngành y tế. Nếu có triệu chứng có các yếu tố nguy cơ (như mắc các bệnh nền, béo phì hoặc ở trong khu dân cư có nguy cơ lây lan cao) thì chuyển đến các cơ sở cách ly, cơ sở điều trị để được theo dõi và xử lý kịp thời những diễn biến nặng theo hướng dẫn của ngành y tế.

Các quy định khi thực hiện lấy mẫu xét nghiệm tại cộng đồng phải đảm bảo. Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm phải có sự tham gia của Tổ trưởng hoặc Tổ phó Tổ dân phố, Tổ nhân dân, Ban điều hành khu phố, ấp…

Địa điểm tổ chức lấy mẫu phải phù hợp, có thể lấy mẫu tại hộ gia đình hoặc tại một vị trí thuận lợi, tiến hành mời lần lượt từng hộ gia đình ra lấy mẫu. Thực hiện đúng quy tắc 5K của Bộ Y tế, tránh lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu.

Lấy mẫu xét nghiệm do đội lấy mẫu của địa phương hoặc người dân tự lấy mẫu theo hướng dẫn của nhân viên y tế hoặc đội lấy mẫu. Nếu người dân có thể tự lấy mẫu thì nhân viên y tế hoặc đội lấy mẫu sẽ cung cấp dụng cụ lấy mẫu xét nghiệm cho hộ dân và thu thập ngay kết quả.

Người lấy mẫu thực hiện đúng quy trình, quy định, đảm bảo công tác vệ sinh khử khuẩn. Đặc biệt lưu ý về quy trình thay đồ bảo hộ, thay gang tay hoặc sát khuẩn găng tay khi lấy mẫu. Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Y tế nhận và vận chuyển về đơn vị xét nghiệm 3 lần/ngày vào lúc 11h00, 18h00, 23h00 và theo kế hoạch điều phối mẫu của Trung tâm Điều phối xét nghiệm SARS-CoV-2 Thành phố.

Trên cơ sở số liệu về các trường hợp mắc bệnh dựa theo thời gian mắc bệnh trên địa bàn Tổ dân phố, Tổ nhân dân, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn lập danh sách phân loại mức độ nguy cơ theo Tổ dân phố, Tổ nhân dân với các “mức nguy cơ”.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức bình thường mới được chia thành 2 mức: Tổ dân phố, Tổ nhân dân dạt “vùng cận xanh” khi không có hộ gia đình có ca F0 mới trong vòng 7 ngày. Nếu trên 14 ngày không có ca F0 thì mới được xác định là Tổ dân phố, Tổ nhân dân đạt “vùng xanh”.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ (vùng vàng): Khi trong vòng 7 ngày có 1 hộ gia đình có ca F0, nhưng không có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ cao (vùng cam): Khi trong vòng 7 ngày có 2 hộ gia đình có ca F0 hoặc có 1 hộ gia đình có ca F0, nhưng có mối giao lưu, tiếp xúc với các hộ gia đình khác trong Tổ.

- Tổ dân phố, Tổ nhân dân có mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ): Khi trong vòng 7 ngày có từ 3 hộ gia đình có ca F0 trở lên.

TIN LIÊN QUAN
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
Thị trường làm đẹp cuối năm - Bài 4: Ớn lạnh dịch vụ tiêm môi bằng máu của chân mày phong thuỷ Viên Viên
(Ngày Nay) - Hút máu quay ly tâm tạo tế bào gốc rồi tiêm vào các bộ phận như môi, mũi, tai… khách hàng là một dịch vụ lạ lùng mà cho đến nay chưa từng có một đơn vị y tế nào ở Việt Nam được phép thực hiện. Dẫu vậy, một hộ kinh doanh chân mày lại đang cung cấp cho khách hàng dù trước đó đã từng bị tố “lừa đảo”.
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
VinFast ra mắt dòng sản phẩm Green đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải
(Ngày Nay) - VinFast công bố dòng ô tô điện Green được thiết kế riêng, đặc biệt tối ưu cho kinh doanh dịch vụ vận tải, gồm 4 mẫu xe thuộc các phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Trong đó, có hai mẫu xe hoàn toàn mới, lần đầu tiên ra mắt thị trường là Minio Green - xe cỡ nhỏ đô thị và Limo Green - xe 7 chỗ với 3 hàng ghế thoải mái.
Ninh Thuận kỳ vọng vào du lịch đồng quê.
Ninh Thuận kêu gọi "hiến kế" chính sách đột phá cho du lịch
(Ngày Nay) - Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận Nguyễn Văn Hòa, Sở sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng và đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển du lịch như: Chính sách thu hút đầu tư vào các lĩnh vực trọng điểm về du lịch; đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ du lịch mới; nâng cấp các cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch… cùng với tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố trong khu vực và cả nước.