Chuyên gia Hong Kong kêu gọi các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 26/6, Khoa Y thuộc Đại học Trung Văn Hong Kong (Trung Quốc) – CUHK công bố kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech hoặc Sinovac có thể kích hoạt phản ứng tế bào T miễn dịch hiệu quả đối với các biến thể phụ của Omicron, khẳng định hai loại vaccine này tương đối hiệu quả trong việc giảm bệnh tiến triển nặng và tử vong do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Chuyên gia Hong Kong kêu gọi các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm bổ sung vaccine ngừa COVID-19

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy “tế bào T ghi nhớ” sau khi tiêm hai loại vaccine trên, các tế bào này ngay lập tức được kích hoạt lại sau mỗi lần mắc COVID-19, giúp bảo vệ cơ thể về lâu dài. Nghiên cứu cũng cho thấy các tế bào T ghi nhớ xuất hiện sau khi tiêm hai loại vaccine trên và chúng sẽ được kích hoạt lại khi tái nhiễm. Đây là yếu tố được cho là có thể ngăn ngừa hiệu quả các ca bệnh COVID-19 thể nặng.

Để đi đến kết luận trên, nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 650 người dân tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại 3 trung tâm tiêm chủng cộng đồng từ tháng 3-8/2021, bao gồm đã tiêm hai mũi vaccine của Pfizer/BioNTech hoặc Sinovac, có hoặc không tiềm liều nhắc lại hoặc từng nhiễm bất kỳ chủng virus corona nào. Các mẫu máu được thu thập một tháng trước và sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng như các mẫu máu được lấy từ bệnh nhân trong quá trình họ hồi phục.

Giáo sư Hứa Thụ Xương (Hui Shu-cheong), Chủ nhiệm Bộ môn hô hấp, khoa Y, CUHK, cho biết đây là nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên trên thế giới so sánh trực tiếp phản ứng miễn dịch tế bào T của người dân sau khi tiêm vaccine Pfizer/BioNTech hoặc Sinovac. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả hai loại vaccine đều có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch của tế bào T, nên được tiêm rộng rãi trong dân chúng, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc biến chứng cao như người cao tuổi.

Cũng theo ông Hứa Thụ Xương, các tế bào T có thể có trí nhớ lâu và chúng cũng có hiệu quả chống lại virus SARS sau 17 năm và bệnh sởi trong nhiều thập niên. Virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện hơn 3 năm và cần thêm thời gian để theo dõi những người tiêm vaccine và những người hồi phục. Ông Hứa Thụ Xương đề xuất các nhóm có nguy cơ cao nên được tiêm vaccine bổ sung từ 6 - 9 tháng sau lần tiêm cuối cùng hoặc mắc COVID-19 để tăng cường khả năng bảo vệ.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Chiến thắng vĩ đại của nhân dân Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), ông Piotr Tsvetov, Phó Giáo sư Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao trực thuộc Bộ Ngoại giao LB Nga, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội hữu nghị Nga-Việt đã có dịp trao đổi về ý nghĩa của chiến thắng vĩ đại này.
Lễ cắt băng khai mạc triển lãm. (Ảnh: Đăng Khoa)
Khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Chiều 6/5, Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, đồng thời tại Trụ sở Báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội) và Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên).