Chuyên gia quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm

Trước thông tin có thể đưa cá thể rùa Đồng Mô về Hồ Hoàn Kiếm thay thế cụ rùa vừa mất, các chuyên gia đến từ Tổ chức Bảo vệ Rùa châu Á - ATP đã lên tiếng phản đối điều này.
Chuyên gia quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm

Rùa Hồ Gươm hay còn được gọi là Cụ Rùa là loài rùa lớn từng sống tại Hồ Gươm và đã chết vào ngày 19 tháng 1 năm 2016 vừa qua.

Cái chết của huyền thoại rùa Hồ Gươm không chỉ là một mất mát đối với nhiều người Hà Nội mà dường như đã lấy đi một phần linh thiêng kỳ diệu từ trái tim của thủ đô.

Hơn nữa, sự sinh tồn của cả loài rùa Gươm (hay Giải Sin-hoe, Rafetus swinhoei) đang là mối quan tâm lớn khi giờ đây cả thế giới chỉ còn ba cá thể (hai cá thể ở Trung Quốc và một ở Việt Nam).

Chuyên gia quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm ảnh 1

Cụ rùa Hồ Gươm.

Trước thông tin về việc sẽ tính đến biện pháp đưa cá thể rùa Đồng Mô về để thay thế cụ rùa Hồ Gươm đã mất, hai tác giả Tim McCoramck và Phạm Văn Thông đến từ Tổ chức Bảo tồn Rùa châu Á (Asian Turtle Program - ATP of Indo-Myanmar Conservation) đã có bài viết nêu quan điểm về việc không nên sử dụng biện pháp này vì có thể gây hại cho chính cá thể rùa quý hiếm cuối cùng ở Việt Nam.

Mang rùa khác về hồ Hoàn Kiếm

Thời gian vừa qua, trên một số tờ báo có nêu ý kiến đề nghị nên thay thế rùa Hoàn Kiếm bằng một cá thể rùa khác như một cách để duy trì truyền thuyết hồ Hoàn Kiếm. Rùa ở hồ Đồng Mô là cá thể duy nhất được tìm thấy cùng loài Rafetus swinhoei với Cụ Rùa tại Việt Nam nên được đề xuất cho sự thay thế này. Chương trình Bảo tồn rùa châu Á (ATP) cho rằng xét từ nhiều khía cạnh, phương án này không khả thi và cần được đưa ra thảo luận, cân nhắc thận trọng vì nhiều nguy cơ có thể xảy ra và tìm giải pháp thay thế phù hợp hơn.

Chuyên gia quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm ảnh 2

Cá thể rùa Đồng Mô.

Khi đề xuất đưa một cá thể rùa đang sống trong môi trường hoang dã về hồ có diện tích nhỏ hơn nhiều lần trong môi trường đô thị như Hà Nội, cần phải xem xét các vấn đề sau:

Sự phù hợp về môi trường sống

Chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm là vấn đề đáng quan tâm. Mặc dù chính quyền Thành phố đã có nhiều nỗ lực cải tạo chất lượng nước hồ sau khi phát hiện và chữa trị các vấn đề về sức khỏe của rùa Hoàn Kiếm vào năm 2011, tuy nhiên nước hồ Gươm chưa bao giờ được xử lý hoàn toàn sạch để là nơi lý tưởng cho rùa sinh sống.

Các hồ ở đô thị lớn như Hà Nội thường bị ô nhiễm với nồng độ các kim loại nặng cao và lượng lớn vi khuẩn trong nước. Nguồn ô nhiễm đến từ dầu xe, mảnh vụn (nhựa, các loại rác) trên đường chảy vào cùng với rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư quanh hồ. Việc chuyển động vật đang sống trong môi trường tự nhiên đến một khu vực bị ô nhiễm nặng sẽ dẫn đến bị ngộ độc và chết. Hiện tượng này đã từng xảy ra đối với các loài thủy sinh như cá, rùa và một số loài khác. Công tác kiểm tra và phân tích mẫu nước phải được tiến hành đầy đủ để đánh giá chính xác chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm trước khi ra quyết định lựa chọn phương án.

Căng thẳng

Sống trong môi trường tự nhiên nhiều năm, tập tính đã quen với sự trú ẩn an toàn ở khu vực hoang dã rộng lớn, vắng vẻ, nếu rùa bị thay đổi môi trường đột ngột sang một nơi ồn ào, đông đúc bởi hoạt động của con người và thiếu nơi trú ẩn sẽ dẫn đến tình trạng căng thẳng, hoảng loạn. Đối với nhiều loài rùa, tình trạng căng thẳng có thể gây ra các bệnh kéo dài khiến cho con vật bị ốm và dẫn đến tử vong, thường gặp ở những cá thể hoang dã bị bắt rồi chuyển về môi trường nuôi nhốt. Hồ Hoàn Kiếm có diện tích 12ha trong khi hồ Đồng Mô rộng gần 1400ha. Thêm vào đó, nguồn thực vật phong phú và các bãi đất/cát hoang vắng cho rùa sưởi nắng hay sinh sản là những điều kiện còn rất hạn chế ở hồ Hoàn Kiếm cho một môi trường sống thuận lợi của rùa.

Các nguy cơ đe dọa

Do hồ Hoàn Kiếm là trung tâm của Thành phố nên luôn có rất nhiều người đi lại quanh hồ 24 giờ mỗi ngày khiến cho công việc quản lý gặp nhiều khó khăn. Ngay chính với Cụ Rùa trong hồ đã phải chịu rất nhiều mối đe dọa khi còn sống trong hồ.
- Rác thải trong hồ là mối nguy hiểm khôn lường:
- Câu cá trộm gây ra những vết thương cho rùa. Năm 2011, hình ảnh lưỡi câu bị mắc vào phần mai trước của rùa. Mặc dù các hoạt động câu cá đã bị cấm từ lâu, nhưng tình trạng câu trộm vẫn ngang nhiên diễn ra quanh hồ.
Những mối đe dọa này khó có thể giải quyết nếu không có các hàng rào bảo vệ và tiến hành tuần tra, giám sát liên tục, chặt chẽ quanh khu vực hồ. Qúa nhiều người quanh hồ hàng ngày thì việc đảm bảo an toàn cho rùa là điều khó thực hiện.

Giải pháp

Giải pháp lâu dài và bền vững là tiến hành bảo tồn và phục hồi loài rùa Hoàn Kiếm, tạo ra các thế hệ kế tiếp & đảm bảo các điều kiện phù hợp nhằm ngăn chặn sự tuyệt chủng của loài rùa quý. Đây chính là việc làm cần thiết có ý nghĩa cả về bảo tồn đa dạng sinh học và văn hóa lịch sử. Việc đem rùa khác về thay thế trong hồ Hoàn Kiếm, nếu đáp ứng điều kiện lý tưởng là rùa không phải đối mặt với các vấn đề như chất lượng môi trường, bệnh tật, nguy hiểm có thể duy trì được vài chục năm, hoặc dài hơn là 100 năm nhưng không phải là giải pháp triệt để. Đem cá thể rùa Đồng Mô về hồ Hoàn Kiếm trong lúc này đồng nghĩa với việc loại cá thể này ra khỏi các chương trình bảo vệ sự sinh tồn của loài.

Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) là loài động vật quý hiếm nhất trên giới, số lượng nay chỉ còn ba cá thể. Không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà thế giới cũng rất quan tâm đến loài rùa này. Khôi phục và nhân giống rùa cần một chương trình bảo tồn với tầm nhìn dài hạn, không hạn chế ở thời gian trước mắt hay trong một thế hệ là đủ.

Mong muốn loài rùa quý không chỉ tồn tại trong truyền thuyết mà còn sống mãi với đất nước, dân tộc, chúng ta cần phải suy nghĩ vượt ra ngoài thế hệ hiện tại, thậm chí cần nghĩ cho nhiều thế hệ tiếp theo. Ngay trong giai đoạn quan trọng này, việc thiết lập chương trình bảo vệ loài & tìm kiếm cơ hội nhân giống rùa cần được lên kế hoạch kịp thời. Tiềm năng khôi phục rùa Hoàn Kiếm là có thể, bởi một cá thể rùa cái có thể đẻ 50 – 100 trứng mỗi năm.

Vì thế, nếu nhân giống thành công, số lượng rùa sẽ tăng lên rõ rệt làm nguồn giống cho các thế hệ tương lai. Lúc đó, những cá thể rùa non có thể thả về hồ Hoàn Kiếm sau khi hồ được cải tạo và đáp ứng đủ điều kiện phù hợp cho sự sinh trưởng của rùa. Các cơ quan chính quyền và cộng đồng các tổ chức phi chính phủ (NGO) trong và ngoài nước cần phối hợp với nhau, đầu tư nghiên cứu, tìm kiếm các cá thể còn sót lại trong hoang dã, ghép đôi sinh sản và bảo vệ chúng.

Thông tin về loài giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei)

Chuyên gia quốc tế phản đối đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm ảnh 3

Giải Sin-hoe là loài rùa mai mềm khổng lồ thuộc họ Trionychidae, có lớp da mềm bao phủ trên tấm xương mai có sụn bao bọc xung quanh. Hầu như sống hoàn toàn dưới nước, trọng lượng của loài rùa này có thể đạt tới hơn 150kg.

Giải Sin-hoe từng sinh sống tại các con sông và vùng đất ngập nước của miền bắc Việt Nam cho đến sông Dương Tử, Trung Quốc. Giai đoạn những năm 1970 đến 1990 đánh dấu thời kỳ loài rùa khổng lồ này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng trên khắp các vùng chúng phân bố do tác động mạnh mẽ của con người: bị đánh bắt làm thực phẩm, hệ sinh thái tự nhiên bị tàn phá do hoạt động mở rộng đất canh tác nông nghiệp như biến đổi các vùng đất ngập nước hoang dã thành đồng ruộng.

Theo Tim McCoramck và Phạm Văn Thông - ATP

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.