Có tồn tại trường quốc tế tại Việt Nam hay không?

Trường quốc tế không được pháp luật Việt Nam quy định nhưng vẫn có trường được xem là quốc tế nếu chiếu theo một số tiêu chí của thế giới.
Có tồn tại trường quốc tế tại Việt Nam hay không?

Thạc sĩ Lưu Đức Quang, giảng viên Khoa Luật, Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP HCM), cho rằng trường quốc tế không phải là thuật ngữ pháp lý Việt Nam hay chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

Dẫn Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục năm 2019 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2020), ông Quang nói nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo ba loại hình: trường công lập do Nhà nước thành lập; trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập; trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài thành lập.

Chính phủ đã ban hành Nghị định 86/2018 quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục. Theo Điều 29, tên trường có vốn đầu tư nước ngoài phải bao gồm các yếu tố cấu thành được sắp xếp theo trật tự: trường, cấp học hoặc trình độ đào tạo và tên riêng. Mô hình này có thể được gọi chung là các cơ sở giáo dục có hoạt động hợp tác, đầu tư của nước ngoài.

"Chiếu theo các quy định này, trường phổ thông liên cấp quốc tế Gateway cũng như nhiều trường khác không được pháp luật công nhận là trường quốc tế. Từ quốc tế chỉ được gắn vào tên trường với nghĩa danh từ như một tên riêng, không có nghĩa của một tính từ nhằm thể hiện đẳng cấp thực sự của trường. Đây có thể xem là một cách quảng cáo trường không đúng bản chất", ông Quang nói.

Dù không phải thuật ngữ pháp lý ở Việt Nam, "trường quốc tế" là loại hình được thừa nhận rộng rãi trên thế giới. Thạc sĩ Quang cho biết theo nhiều nghiên cứu gần đây, tiêu chí của một trường quốc tế nói chung như sau: cung cấp giáo dục dựa trên giá trị mà tuyên ngôn sứ mệnh gồm các cụm từ như "công dân toàn cầu có trách nhiệm", "tạo dựng một thế giới tốt đẹp hơn", "giáo dục vì sự hiểu biết quốc tế", "trở thành công dân thế giới tích cực".

Việc học được xây dựng dựa trên một hay nhiều chương trình giáo dục quốc tế của các tổ chức, như: International Baccalaureate, Fieldwork Education, Cambridge International Examinations... Bằng cấp, chứng chỉ của các trường quốc tế phải có tính liên thông giữa các trường hoặc được công nhận bởi ít nhất một tổ chức giáo dục quốc tế.

Với những tiêu chí này, trường quốc tế trên thế giới ngày nay là tập hợp trường quốc tế thực sự lẫn các trường quốc tế tự phong hoặc có yếu tố nước ngoài, hay có định hướng quốc tế.

Thực tế Việt Nam cũng có một số trường quốc tế của Liên Hợp Quốc hoặc do cơ quan ngoại giao thành lập. Các thành phố lớn còn có một số trường định hướng quốc tế tồn tại dưới dạng trường công lập hoặc tư thục. Trong khi đó, pháp luật chưa điều chỉnh loại hình này, tạo nên khoảng trống pháp lý.

"Các cơ quan nhà nước mà trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nhanh chóng bổ sung quy định pháp luật nhằm tạo ra hành hang pháp lý minh bạch và hữu hiệu đối với cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc tế, hoặc theo định hướng quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam", ông Quang đề xuất.

Theo ông Andrew Dalton, nguyên Chủ tịch Hiệp hội các trường quốc tế Malaysia, Giám đốc giáo dục hệ thống trường quốc tế ParkCity với hai cơ sở ở Kuala Lumpur (Malaysia) và Hà Nội, trên thế giới một ngôi trường được coi là quốc tế khi thúc đẩy nền giáo dục quốc tế thông qua việc triển khai chương trình học khác với chương trình của nước chủ nhà.

Mỗi trường quốc tế sẽ vận hành với những tiêu chí, tiêu chuẩn riêng về đội ngũ giáo viên, nhân viên và cơ sở vật chất. "Một yếu tố quan trọng mà trường quốc tế cần lưu tâm chính là sự thuận lợi khi học sinh chuyển đổi từ trường này sang trường khác ở bất cứ đâu trên thế giới, tức là chương trình học, bằng cấp phải được trường ở các nước sử dụng hay công nhận", ông Andrew nói.

Ví dụ ở Malaysia, trường được công nhận là trường quốc tế khi đáp ứng đủ hai điều kiện, một là giảng dạy chương trình học không phải của Malaysia, hai là được Bộ Giáo dục Malaysia cấp giấy phép. Hàng năm, Bộ Giáo dục nước này đều kiểm tra đánh giá và xếp hạng các trường theo mức từ 1 đến 5 sao.

Với trường Mầm non và Phổ thông quốc tế ParkCity Hà Nội (tên tiếng Anh là The International School @ParkCity Hanoi - ISPH), để thành lập, trường phải trải qua quy trình cấp giấy phép hoạt động chặt chẽ của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội dành cho cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, bao gồm một số quy định như: có thấp hơn 50% học sinh quốc tịch Việt Nam; đảm bảo nội dung giáo dục, đào tạo bắt buộc như môn tiếng Việt cho học sinh quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, so với tiêu chí chung của các trường quốc tế trên thế giới, ISPH đáp ứng đầy đủ khi cung cấp chương trình giáo dục quốc gia của Anh quốc và học sinh của trường đến từ nhiều nước.

Ở TP HCM, 16 trên 21 trường có yếu tố nước ngoài được Sở Giáo dục và Đào tạo công khai trên trang thông tin của Sở là có chữ "quốc tế" trong tên gọi, ví dụ trường Quốc tế Singapore hay TH-THCS-THPT quốc tế Canada. Các trường này đều có vốn đầu tư từ nước ngoài, sử dụng chương trình đào tạo của nước ngoài và học sinh đến từ hàng chục quốc gia.

Theo Vnexpress
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
Không chạy theo phong trào để ươm mầm văn hóa đọc
(Ngày Nay) - Việc thành lập thư viện, tủ sách ngay trong nhà trường sẽ tạo dựng thói quen đọc cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc tạo dựng môi trường đọc cần phải đi kèm với hành động thực chất, thay vì chạy theo các phong trào thường niên.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Tổng thống Pháp: Châu Âu cần bớt lệ thuộc vào Mỹ
(Ngày Nay) - Tổng thống Pháp cho rằng châu Âu cần cần thay đổi quy mô phòng thủ giúp châu lục này thiết lập đối thoại với các nước thứ ba, bớt lệ thuộc vào Mỹ và có khả năng đương đầu tốt hơn với các mối đe dọa.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.