Ông Nguyễn Văn Cảnh trú tại Thanh Trì, Hà Nội đến khám tại một Bệnh viện lớn ở Hà Nội, sau khi chụp CT và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư gan và khối y rất lớn.
Sau khi cắt một phần lá gan, bác sĩ để lên bàn để mang đi làm mẫu bệnh phẩm thì thấy xuất hiện một con sán bò ra từ mẫu bệnh phẩm. Như thế, bệnh nhân bị sán lá gan lớn chứ không phải là bị ung thư gan.
Bệnh viện đó đã mời Giáo sư Nguyễn Văn Đề - Nguyên chủ nhiệm bộ môn Ký sinh trùng lên để hội chẩn và kết quả sau khi làm xét nghiệm có kết quả bạch cầu ái toan, bác sĩ kết luận bệnh nhân bị sán lá gan lớn chứ không phải là bệnh ung thư.
Sau đó, con sán được bắt lại. Cả con sán to bằng ngón tay vẫn còn đang ngọ nguậy. Bác sĩ cho thuốc điều trị sán lá gan, bệnh nhân khỏe lại và tăng cân.
Bà Nguyễn Thị Ninh (Hà Nam) bị đau bụng, vàng da và khi đến bệnh viện khám siêu âm ổ bụng bác sĩ phát hiện có khối u gan và yêu cầu làm chụp CT làm phẫu thuật để lấy xét nghiệm tế bào học.
Hình ảnh sán lá gan.
Bác sĩ nghi ngờ ung thư gan. Cả gia đình bà Ninh như ngồi trên đống lửa vì khi mắc ung thư gan tiên lượng rất thấp. Tuy nhiên, khi phẫu thuật, bác sĩ mổ ra thấy gan phải bị ung thư mà đó là một tổ sán, bác sĩ lại đóng vết mổ và cho điều trị bệnh.
Bác sĩ Đề cho biết ông gặp rất nhiều trường hợp bị ung thư gan đã được bác sĩ chẩn đoán và tiến hành phẫu thuật nhưng khi đến gặp ông sau khi làm lại các xét nghiệm ký sinh trùng thì đó là bệnh sán lá gan chứ không phải ung thư gan.
Không được ăn rau thủy sinh tái, sống
Bác sĩ Đề cho biết ban đầu sán lá gan lớn là loại bệnh của các loài động vật ăn cỏ (còn gọi là động vật nhai lại) như trâu, bò, dê, cừu, hươu… (gọi là vật chủ cuối cùng hay vật chủ chính).
Còn người và một số động vật khác như lợn, chó, mèo là các đối tượng không may mắc bệnh.
Khi trâu bò thải chất cặn bã ra môi trường kèm theo trứng sán, trong môi trường nước, trứng sán tiếp tục phát triển thành phôi, sau đó tự giải phóng ra ngoài dưới dạng ấu trùng lông.
Trong điều kiện thời tiết mùa hè thích hợp, thời gian này mất khoảng 2 tuần. Trùng lông di chuyển trong nước, tìm đến và xâm nhập vào vật chủ trung gian thích hợp là các loài ốc.
Ở trong ốc, ấu trùng lông phát triển qua các giai đoạn thành bào ấu trùng và ấu trùng. Để tiếp tục chu kỳ các ấu trùng của sán lá gan lớn rời khỏi ốc bám vào bề mặt của các cây thủy sinh như các loại rau, cỏ…
Lúc này các loại động vật ăn cỏ ăn phải cỏ có chứa ấu trùng hoặc người không may ăn phải các loại rau, củ thủy sinh có chứa ấu trùng thì sẽ mắc bệnh sán lá gan lớn. Sau khi xâm nhập qua đường miệng, ấu trùng tới ruột non và thoát vỏ.
Từ đây ấu trùng xâm nhập vào các khoang của cơ thể bằng cách xuyên qua thành ruột và nhập vào đường mật bằng cách xuyên qua nhu mô gan. Đôi khi ấu trùng tới gan bằng đường máu hoặc đường bạch huyết ở thành ruột.
Ngoài gan và đường mật, ấu trùng sán lá gan lớn còn có thể xâm nhập vào phổi, tử cung, hoặc một số tổ chức liên kết.
Sán thường tạo nên tổ chức viêm và xơ hóa, ký sinh trùng có thể canxi hóa hoặc trở thành mảnh vụ trong các hạt nhỏ. Sán là gan lớn ký sinh trong gan tạo nên những ổ áp xe nhỏ, làm sung huyết gan, ống mật dày lên biến dạng gây viêm và xơ hóa.
Để phòng sán lá gan lớn, bác sĩ khuyên người bệnh không nên ăn rau thủy sinh sống, tái.
P.V