'Cúng dường online': Cần nâng cao cảnh giác nếu không muốn bị lừa

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang tiến hành thử nghiệm việc cúng dường online thông qua hệ thống ví điện tử Momo. Việc này, đã được triển khai ở một số chùa với mục tiêu là xem ý kiến của người dân về việc này như thế nào nhưng cũng đang vấp phải nhiều phản ứng của một số ý kiến cho rằng đây là hành động khiến “Giáo hội sẽ bị mang tiếng là chạy theo thương mại”.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Việc một số trang mạng xã hội của các chùa đăng thông tin người dân có thể cúng dường qua ví điện tử là chủ trương mới của Giáo hội chứ không phải giả mạo lừa đảo.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Việc một số trang mạng xã hội của các chùa đăng thông tin người dân có thể cúng dường qua ví điện tử là chủ trương mới của Giáo hội chứ không phải giả mạo lừa đảo.

Thử nghiệm ban đầu

Khoảng từ cuối năm 2020 đến đầu năm 2021, tại một số ngôi chùa lớn ở Hà Nội, Quảng Ninh, Nghệ An và TPHCM xuất hiện một số áp phích hướng dẫn phật tử thập phương khi đến chùa, khi cúng dường có thể thực hiện bằng hình thức online thông qua hệ thống ví điện tử Momo.

Khi các phật tử thực hiện việc cúng dường online các thao tác sẽ rất dễ dàng chỉ cần dùng điện thoại thông minh quét mã code QR. Cùng với đó, phật tử cũng có thể thực hiện bằng hình thức chuyển khoản vào số tài khoản ngân hàng của các chùa.

Theo ý kiến của một số nhà chùa thì trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp; việc giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập đông người được chính quyền đặt ra yêu cầu ở mức cao nhất thì việc cúng dường online sẽ giúp phật tử không phải đến chùa, hành hương như trước nữa.

Trả lời báo chí về việc này, Thượng tọa Thích Đức Thiện - phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định: thông tin các báo nêu về việc giả mạo Chùa Yên Tử để kêu gọi người dân cúng dường qua ví điện tử là không chính xác, mà đây chính là chủ trương mới của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

'Cúng dường online': Cần nâng cao cảnh giác nếu không muốn bị lừa ảnh 1

Thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về việc một số trang được cho là giả mạo đã đăng thông tin kêu gọi phật tử cúng dường online tại chùa Yên Tử.

Thượng tọa Thích Đức Thiện cho biết, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử đối với các chùa: Phúc Khánh (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh), Bái Đính (Ninh Bình), Tam Chúc (Hà Nam), Phật Tích (Bắc Ninh), Đại Tuệ (Nghệ An).

Việc thử nghiệm mới được bắt đầu từ Tết Nguyên đán Tân Sửu. Thử nghiệm này nhằm đáp ứng nhu cầu được cúng dường cho các chùa của người dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến một số di tích, đình chùa đóng cửa hoặc người dân không có điều kiện thăm viếng làm lễ để tránh tập trung đông người.

Đặc biệt, Giáo hội Phật giáo Việt Nam muốn thử nghiệm áp dụng hình thức cúng dường này để có thể dễ dàng minh bạch được số tiền công đức mà nhân dân cúng dường tới các chùa. Sau một thời gian thử nghiệm tại 6 chùa trên để “xem tình hình dân chúng thế nào”, nếu nhân dân ủng hộ, mọi việc thuận lợi thì Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện chủ trương này.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin về việc một số trang được cho là giả mạo đã đăng thông tin kêu gọi phật tử cúng dường online tại chùa Yên Tử. Về việc này, Thượng tọa Thích Đạo Hiển - phó ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm này ông vẫn chưa nhận được thông tin về việc thử nghiệm cúng dường qua ví điện tử đối với một số chùa của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Ông cũng khẳng định: trang Facebook Chùa Yên Tử đăng thông tin mời gọi người dân có thể cúng dường qua ví điện tử không phải là trang Facebook chính thức của chùa Yên Tử.

Cũng liên quan đến sự việc này, sư cô Thích Nữ Mai Anh (Chùa Yên Tử, Quảng Ninh) cho biết, hiện trên mạng xuất hiện nhiều trang thông tin giả mạo các chùa. Các đối tượng thường mượn uy tín của các chùa lớn như Chùa Yên Tử, Chùa Phật Tích, Chùa Bút Tháp… để kêu gọi cúng dường, cầu an thông qua ví điện tử MoMo.

Cụ thể, Fanpage giả mạo Chùa Yên Tử (www.facebook.com/yentupagoda) đã được lập từ lâu, thỉnh thoảng cập nhật thông tin, hình ảnh, hoạt động của chùa Yên Tử với hơn 26 nghìn lượt like và theo dõi. Vào ngày 13/2/2021, trang này đã đăng tải thông tin giả mạo, kêu gọi Phật tử cúng dường cầu an qua ví điện tử MoMo.

Rất nhiều vấn đề liên đới

Về việc triển khai ví điện tử cho các chùa để phật tử thực hiện cúng dường, đại diện Momo cho biết: hiện tại công việc này mới chỉ ở mức thử nghiệm. Phía Momo thực hiện việc này trên tâm nguyện giúp miễn phí cho Giáo hội, giúp cho các phật tử có hình thức cúng dường mới và đảm bảo an toàn trong bối cảnh đại dịch đang diễn biến phức tạp.

Trước sự việc này, Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng: Việc thực hành lễ cầu an online và công đức qua ví điện tử online đang được thí điểm trong ba tháng xuân Tân Sửu để tránh tập trung đông người. Đây vốn là hai việc khác nhau; tuy nhiên trên thực tế đã được tiến hành gắn liền lại với nhau. Tín chủ vừa đi lễ vừa công đức. Nó cũng tương tự việc dạy học online và việc thanh toán học phí qua ví online để thực hiện giãn cách xã hội vậy.

"Theo tôi, chủ trương này là phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và góp phần chống dịch, đem đến sự bình an cho mọi người. Nó đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Nó cũng không xoá bỏ phương thức hành lễ và cúng dường trực tiếp khi điều kiện cho phép. Điều cần nhất là cảnh giác với các trang mạng giả mạo, lừa đảo càng ngày càng hoạt động tinh vi hơn. Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên chú ý đến điều này", Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vỹ nói.

Phân tích pháp lý xung quanh việc thực hiện cúng dường qua ví điện tử, Luật sư Đặng Xuân Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, khi cung cấp dịch vụ này các hãng ví điện tử cần phải làm rõ một số vấn đề như: Vấn đề quản lý, xác minh dòng tiền chảy vào ví điện tử sẽ như thế nào, hay đơn giản là khi hạch toán số tiền cúng dường sẽ như thế nào?

Cùng với đó, Luật sư Cường cũng bày tỏ sự lo ngại về việc nếu như trong trường hợp có những người mạo danh chùa để lừa đảo lấy tiền, sau đó tiền được chuyển qua lại giữa các tài khoản Momo dùng sim rác, thì khả năng truy vết cũng như quản lý sẽ được thực hiện như thế nào?

Trên thực tế thì thời gian vừa qua đã xuất hiện một số thông tin về các trang mạng giả mạo; từ đó có thể thấy rằng, vấn đề này sẽ rất phức tạp nếu như không có hành lang pháp lý đầy đủ và kín kẽ.

Ảnh minh họa
Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các kỳ thi, tuyển sinh
(Ngày Nay) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng 2 Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
Ảnh minh họa
Mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 8-9/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng. Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Từ đêm 9/5, mưa lớn giảm dần. Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi phát biểu tại buổi lễ (Ảnh VOV)
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể tại LB Nga
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Đại sứ quán Việt Nam ở LB Nga đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật người Việt Nam tại LB Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Tham dự buổi lễ có đông đủ cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại LB Nga.
Ảnh minh họa
Tốc độ internet tại tỉnh Điện Biên ở mức cao nhất Việt Nam
(Ngày Nay) -  Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Điện Biên đang là tỉnh có tốc độ internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam. Đây là kết quả đo kiểm ghi nhận từ hệ thống đo tốc độ truy cập internet (VNNIC Internet speed) do Trung tâm Internet Việt Nam vận hành.
Chủ tịch Tập đoàn Vingroup Phạm Nhật Vượng vinh danh những nhà phân phối có kết quả kinh doanh xuất sắc tại Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024.
VinFast công bố nhận cọc VF 3 với giá đặc biệt chỉ từ 235 triệu đồng
(Ngày Nay) - Trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện mini VF 3, với mức giá ấn tượng chỉ từ hơn 200 triệu đồng, cùng nhiều đặc quyền vượt trội cho khách hàng.
VinFast VF3 có giá bán chính thức
VinFast VF3 có giá bán chính thức
(Ngày Nay) - Ngày 7/5/2024, trong khuôn khổ Hội nghị Nhà phân phối Ô tô điện VinFast toàn quốc 2024 diễn ra tại Hà Nội, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup kiêm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu Phạm Nhật Vượng đã chính thức công bố nhận đặt cọc sớm cho mẫu xe điện thông minh VF 3.