Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -Tối 12/4, 5 họa sĩ Nguyễn Văn Minh, Hồ Văn Hưng, Nguyễn Tiến Lên, Lý Cao Tấn, Phan Thái Hoàng đã khai mạc triển lãm “Những người bạn” tại Maii Art Space, 72/7 Trần Quốc Toản, phường Võ Thị Sáu, Q.3, TPHCM.
Tác phẩm "Hội đua ghe ngo" của PGS.TS, họa sĩ Nguyễn Văn Minh
Tác phẩm "Hội đua ghe ngo" của PGS.TS, họa sĩ Nguyễn Văn Minh

Triển lãm “Những người bạn” như tên gọi là cuộc hội ngộ của những người bạn để ôn lại kỷ niệm xưa, từ thời tất cả còn là sinh viên của trường mỹ thuật. Trong những bức tranh trưng bày, người ta thấy lại hình bóng của những năm tháng cũ, một góc ký túc xá ngày mưa, một quán cà phê vỉa hè từng là nơi tranh luận về nghệ thuật… Mỗi bức tranh là một câu chuyện, một hoài niệm.

Triển lãm này không chỉ đơn thuần là một sự kiện, mà là một lời hẹn, hẹn với hội họa, hẹn với chính mình, với những bạn đồng môn, hẹn với những giấc mơ chưa bao giờ tắt… Dù cuộc sống có đổi thay thế nào, nghệ thuật vẫn luôn là nơi để họ trở về như một chốn bình yên, một nơi không có áp lực của danh vọng, chỉ có màu sắc, đường nét, và những rung động chân thật nhất của tâm hồn… Và có lẽ, chính cái chất đa tình, lãng mạn của mỗi người đã khiến họ luôn bị nghệ thuật níu chân, để rồi dù đã đi qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, họ vẫn quay về với hội họa, vẫn tìm đến nhau, vẫn tiếp tục kể câu chuyện của mình bằng những bức tranh nhiều xúc cảm.

Họa sĩ Nguyễn Văn Minh hiện là Phó giáo sư, Tiến sĩ, Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM, đem đến triển lãm này những tác phẩm tranh sơn mài, được đánh giá đã “tìm tòi những hướng đi mới, trong tác phẩm của ông đã xuất hiện sự chuyển mình mạnh mẽ sang ngôn ngữ đương đại, vẫn là chất liệu sơn mài quen thuộc với vỏ trứng, son đỏ, then đen, vàng, bạc, nhưng cách thể hiện đã khoác lên mình một diện mạo mới. Những mảng màu, đường nét trở nên phóng khoáng hơn, ẩn chứa yếu tố trừu tượng và biểu hiện mạnh mẽ, nó cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ không ngừng trăn trở và luôn sẵn sàng đón nhận những thử nghiệm mới”.

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 1

Tác phẩm "Âm vang" của họa sĩ Nguyễn Văn Minh

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 2

Tác phẩm "Cửa sổ 4 mùa" của họa sĩ Nguyễn Văn Minh

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 3

Tác phẩm "Sau giao thừa" của họa sĩ Nguyễn Văn Minh

Họa sĩ Hồ Văn Hưng, nguyên Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật tỉnh Sóc Trăng, hội viên Trung Tâm Unesco Bảo tồn Di sản Văn hóa Mỹ thuật Việt Nam, là một người thầy tận tâm nay đã an hưởng tuổi hưu. Trong tác phẩm của ông, người xem dễ dàng nhận thấy sự thẩm thấu sâu sắc những di sản nghệ thuật Khmer Nam Bộ. Những mô-típ trang trí tinh xảo, uyển chuyển, gợi nhớ đến các phù điêu đá trên những ngôi đền cổ kính Khmer, dường như đã ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một phần ngôn ngữ thị giác đặc trưng trong tranh của ông. Hình ảnh những vũ điệu mạnh mẽ, đầy quyền năng của Thần hủy diệt Shiva từ thánh tích Angkor của nền văn hóa một thời rực rỡ, mang đến một nguồn năng lượng tâm linh và sự huyền bí cho tác phẩm.

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 4
Tác phẩm "Lễ nghênh ông" của họa sĩ Hồ Văn Hưng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 5
Tác phẩm "Những điệu múa" của họa sĩ Hồ Văn Hưng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 6
Tác phẩm "Lễ hội Ooc om boc" của họa sĩ Hồ Văn Hưng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 7
Tác phẩm "Hội đua thuyền" của họa sĩ Hồ Văn Hưng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 8
Tác phẩm "Apsara và Reahu" của họa sĩ Hồ Văn Hưng

Họa sĩ Lý Cao Tấn là thạc sĩ nghệ thuật, hội viên Trung Tâm Unesco Bảo tồn Di sản Văn hóa Mỹ thuật Việt Nam, đã tạo dựng một thế giới nghệ thuật độc đáo trên những tranh đồ họa bút sắt khổ lớn, nơi những nét bút sắt tinh xảo, công phu và đầy tỉ mỉ trở thành ngôn ngữ chủ đạo. Ông như một người ghi chép cần mẫn, lưu giữ một cách chân thực và sống động những hình ảnh, những sinh hoạt đời thường của vùng sông nước miền Tây Nam bộ. Mỗi tác phẩm của ông là một bức tranh toàn cảnh về cuộc sống, mời gọi người xem đắm mình vào từng chi tiết nhỏ nhất. Sự tỉ mỉ trong từng nét bút không chỉ thể hiện kỹ thuật bậc thầy mà còn cho thấy tình yêu và sự quan sát sâu sắc của họa sĩ đối với mảnh đất và con người nơi đây.

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 9
Tác phẩm "Làng chài" của họa sĩ Lý Cao Tấn
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 10
Tác phẩm "Đất mũi" của họa sĩ Lý Cao Tấn
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 11
Tác phẩm "Hẻm 69" của họa sĩ Lý Cao Tấn
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 12
Tác phẩm "Bến đò thợ nhuộm" của họa sĩ Lý Cao Tấn
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 13
Tác phẩm "Cửa biển Khánh Hội" của họa sĩ Lý Cao Tấn

Họa sĩ Nguyễn Tiến Lên là một minh chứng sống động cho tinh thần không ngừng học hỏi và làm mới bản thân. Cuộc đời ông là một hành trình đa dạng, từ những kiến thức về đồ họa 2D, 3D, kinh doanh phòng tranh, thiết kế, đến những va vấp, trải nghiệm phong trần nơi thương trường và cuộc sống đô thị đầy cạnh tranh. Tất cả những điều đó đã tôi luyện nên một Nguyễn Tiến Lên mạnh mẽ, kiên định và đầy bản lĩnh, những trải nghiệm phong phú đã được ông mang vào trong loạt tranh sơn mài lần này một cách tự nhiên và chân thật nhất. Dường như, từng lớp sơn, từng nét vẽ đều thấm đượm những thăng trầm ông đã đi qua.

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 14
Tác phẩm "Đất lành" của họa sĩ Nguyễn Tiến Lên
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 15
Tác phẩm "Gọi đàn" của họa sĩ Nguyễn Tiến Lên
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 16
Tác phẩm "Tuổi thơ tui" của họa sĩ Nguyễn Tiến Lên
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 17
Tác phẩm "Sen điều" của họa sĩ Nguyễn Tiến Lên
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 18
Tác phẩm "Hương thơm ngược gió" của họa sĩ Nguyễn Tiến Lên

Họa sĩ Phan Thái Hoàng, hội viên Trung tâm UNESCO Bảo tồn Di sản Văn hóa Mỹ thuật Việt Nam, người con Cà Mau, là một gương mặt quen thuộc và được giới mộ điệu hội họa Sài Gòn biết đến rộng rãi. Sự tham gia liên tục của ông trong các triển lãm thường niên tại Hội Mỹ thuật TPHCM và Việt Nam đã khẳng định vị trí và sự cống hiến không ngừng nghỉ của ông cho nghệ thuật. Phong cách vẽ của Phan Thái Hoàng nổi bật với sự mạnh mẽ, bạo liệt trong từng nét cọ và cách sử dụng màu sắc, cho thấy sự nhất quán, gọn gàng và nhuần nhuyễn của một họa sĩ chuyên nghiệp. Điều thú vị trong tranh của Phan Thái Hoàng là sự biến tấu đa dạng của chủ thể, từ những cánh đồng đước ngập đặc trưng của vùng đất Cà Mau, ông đã chuyển hóa chúng thành những hình ảnh vừa quen thuộc mang tính biểu tượng cao.

Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 19
Tác phẩm "Đồng vàng" của họa sĩ Phan Thái Hoàng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 20
Tác phẩm "Cóm ven biển" của họa sĩ Phan Thái Hoàng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 21
Tác phẩm "Sen và thiếu nữ" của họa sĩ Phan Thái Hoàng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 22
Tác phẩm "Miền đất Phật" của họa sĩ Phan Thái Hoàng
Ngắm tranh của Hiệu trưởng ĐH Mỹ thuật TPHCM và những người bạn ảnh 23
Tác phẩm "Vũ điệu làng Ê Đê" của họa sĩ Phan Thái Hoàng

5 họa sĩ Nguyễn Văn Minh, Hồ Văn Hưng, Nguyễn Tiến Lên, Lý Cao Tấn, Phan Thái Hoàng đều hoạt động mỹ thuật trên 30 năm dù thời gian đó các ông có “kiêm nhiệm” thêm công việc giảng dạy, quản lý, nghiên cứu, kinh doanh… thì cũng đều liên quan đến mỹ thuật. Triển lãm “Những người bạn” mở cửa đến hết ngày 22/4, vào cửa tự do.

Bình luận
Các đại biểu tham quan khu trưng bày “Sản phẩm Khoa học, Công nghệ, Đổi mới Sáng tạo” trong khuôn khổ lễ hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2025 do Bộ KH&CN và UBND TP. Hà Nội tổ chức.
Sở hữu trí tuệ: Công cụ phát triển kinh tế trong thời đại số
(Ngày Nay) - Từ một bản nhạc vang lên trên nền tảng số đến sản phẩm địa phương vươn tầm quốc tế nhờ chỉ dẫn địa lý, tất cả đều phản ánh một thực tế: Khi ý tưởng được bảo hộ, sáng tạo mới có cơ hội sinh lời và lan toả giá trị bền vững.
Ảnh minh họa
Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc khuyến nghị nhiều giải pháp nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 25/4, trong chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam, ông Jean Todt, Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn giao thông đường bộ đã làm việc với Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các cơ quan liên quan, trao đổi giải pháp phối hợp nhằm nâng cao an toàn giao thông tại Việt Nam. Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Lê Kim Thành chủ trì buổi làm việc.