Cuộc đua điều chế vaccine Covid-19

Hàng chục nhóm nghiên cứu trên khắp thế giới đang ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để rút ngắn thời gian điều chế vaccine phòng dịch Covid-19.
Nga tuyên bố phát triển thành công vaccine chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Nga tuyên bố phát triển thành công vaccine chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.

Trong lịch sử nhân loại, thời gian ngắn nhất để phát triển một loại vaccine là 4 năm trong khi hầu hết vaccine thông thường đều mất 10 đến 15 năm nghiên cứu. Giờ đây, giới khoa học đang phải làm việc ngày đêm để điều chế vaccine chống Covid-19 trong vòng 1 năm, theo CNN.

Kinh phí đổ vào công cuộc nghiên cứu vaccine liên tục đạt kỷ lục mới. Mỹ, Trung Quốc và nhiều nước châu Âu không ngại chi hàng tỷ USD để điều chế thành công một chế phẩm phòng ngừa virus SARS-CoV-2. 

Song trước khi những liều vaccine đầu tiên được tiêm cho nhóm đối tượng ưu tiên, giới nghiên cứu và các chính phủ còn phải hoàn thành nhiều đầu việc dang dở. 

Hành trình điều chế vaccine 

Thông thường, một loại vaccine phải trải qua nhiều giai đoạn trước khi được “bật đèn xanh” cho sản xuất và phân phối. Sau thời gian nghiên cứu, phát triển sơ bộ, vaccine sẽ được thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng. Các nhà nghiên cứu thường mất hơn 2 năm để hoàn thành từng giai đoạn. 

Giờ đây, giới khoa học hy vọng sẽ phát triển thành công vaccine chống Covid-19 vào đầu năm 2021. Để đẩy nhanh quá trình điều chế và hoàn thành mục tiêu trên, các giai đoạn đã được kết hợp hoặc rút gọn.

Thế giới hiện có 29 công trình nghiên cứu vaccine Covid-19 trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Hầu hết công trình tiềm năng đều nhận tài trợ từ Mỹ, Trung Quốc hoặc các nước châu Âu. Giới chuyên gia tin rằng các quốc gia trên sẽ chịu trách nhiệm phê duyệt một loại vaccine an toàn và hiệu quả cho nhân loại. 

Đáng chú ý, có 6 công trình vaccine đã đạt đến giai đoạn 3, cũng là giai đoạn cuối cùng khi vaccine được tiêm cho hàng nghìn người ở nhiều địa điểm với độ tuổi khác nhau. 

Trong số đó, có 3 dự án của công ty Sinopharm và Sinovac Biotech từ Trung Quốc, một dự án của Đại học Oxford kết hợp với AstraZaneca từ Anh và 2 dự án của các hãng dược phẩm Pfizer và Moderna từ Mỹ. 

Cuộc đua điều chế vaccine Covid-19 ảnh 1

Thử nghiệm lâm sàng vaccine chống Covid-19.

Giáo sư Adrian Hill, giám đốc Viện Jenner tại Đại học Oxford, cho biết thời gian phát triển một loại vaccine đến giai đoạn 3 thường mất ít nhất 6 năm. Việc hoàn thành nhiệm vụ này chỉ trong 6 tháng là nỗ lực mang tính đột phá. 

Trước áp lực gia tăng, một số quốc gia đang “đốt cháy giai đoạn” khi bỏ qua hoặc rút ngắn các cuộc thử nghiệm lâm sàng. 

Cụ thể, quân đội Trung Quốc đã đưa vào sử dụng một loại vaccine chống Covid-19 hồi tháng 6. Nga cũng tuyên bố phát triển thành công vaccine chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, khiến nhiều chuyên gia lo ngại về tính an toàn và hiệu quả. 

Cuộc đua giữa các quốc gia 

Được Tổng thống Nga Vladimir Putin đăng ký và phê duyệt, vaccine Sputnik V đã trở thành chế phẩm phòng chống Covid-19 đầu tiên trên thế giới được sử dụng rộng rãi. 

Song Nga chưa công bố dữ liệu khoa học về quá trình thử nghiệm lâm sàng. Loại vaccine này cũng được phê duyệt trước khi bước vào giai đoạn 3, giai đoạn cuối cùng và quan trọng nhất trong quá trình điều chế vaccine. 

“Tôi hy vọng người Nga đã chứng minh được tính an toàn và hiệu quả của loại vaccine này. Tôi thực sự nghi ngờ điều đó”, tiến sĩ Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ chia sẻ với đài ABC.

Chia sẻ về việc Nga và Trung Quốc đang phát triển vaccine, ông Fauci nhấn mạnh việc Mỹ có tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. 

Tương tự, các cơ quan y tế tại châu Âu cũng yêu cầu các dự án vaccine phải đáp ứng nhiều quy định khắt khe. Song một số công ty dược phẩm vẫn đẩy mạnh tốc độ nghiên cứu, chuẩn bị năng lực sản xuất để không bị tụt lại phía sau. 

Tập đoàn dược phẩm AstraZeneca đã đạt được nhiều thỏa thuận với chính phủ các nước, bao gồm Mỹ và Anh. Đơn vị này dự định sẽ sản xuất ít nhất 2 tỷ liều vaccine chống Covid-19 và bắt đầu giao hàng từ tháng 9. 

Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nâng cao Y sinh (BARDA), thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ, cũng đang đầu tư hàng tỷ USD vào công cuộc điều chế vaccine. Đơn vị này đã ký hợp đồng với AstraZeneca, Pfizer-BioNTech, Johnson & Johnson, GSK, Moderna và Sanofi. 

Vaccine có thể kết thúc đại dịch? 

Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tốc độ sản xuất, phân phối vaccine khiến người dân nghi ngờ và cảnh giác hơn. Theo một cuộc thăm dò của CNN, chỉ 66% người Mỹ sẵn sàng tiêm vaccine chống Covid-19. 

Ngay cả khi mọi người đều muốn tiêm vaccine, công dụng phòng bệnh cũng không thể đạt hiệu quả 100%. Nhiều loại vaccine trước đó đã chứng minh nhận định này. Ví dụ, vaccine phòng bệnh sốt rét đầu tiên trên thế giới, RTS hoặc Mosquirix, chỉ phòng ngừa được 39% nguy cơ nhiễm bệnh ở trẻ em từ 5-17 tháng tuổi.

Cuộc đua điều chế vaccine Covid-19 ảnh 2

3 dự án của công ty Sinopharm và Sinovac Biotech (Trung Quốc) đã đạt đến giai đoạn thử nghiệm lâm sàng cuối cùng.

Theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), vaccine Covid-19 chỉ được coi là hiệu quả khi bảo vệ được ít nhất 50% số người được tiêm chủng. FDA cho rằng mức độ hiệu quả này có thể ngăn chặn virus corona lây lan và phát huy công dụng khi kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác. 

Một số chuyên gia cho rằng vaccine không xử lý triệt để virus corona, chỉ có thể kiểm soát chủng virus nguy hiểm này như kiểm soát virus cúm thông thường. 

Chuyên gia Heidi Tworek của Đại học British Columbia nhận định: “Đại dịch sẽ chấm dứt khi có vaccine, đây là một suy nghĩ nguy hiểm. Sự thật là con người chỉ mới loại trừ được một căn bệnh bằng vaccine, bệnh đậu mùa. Song quá trình này cũng mất 100 năm”.

Nhiều chuyên gia khác cho rằng loại vaccine đầu tiên không nhất thiết là chế phẩm tốt nhất. Thay vào đó, việc kết hợp nhiều loại vaccine có thể là lời giải để kiểm soát đại dịch. 

Robin Robinson, người sáng lập BARDA, cho biết: “Các loại vaccine không được sản xuất cùng một lúc. Chúng được phân phối ở thời điểm khác nhau, với liều lượng khác nhau”. Ông Robinson lấy ví dụ một số loại vaccine “sinh sau đẻ muộn” đạt hiệu quả cao trong đại dịch Ebola. 

Nhiệm vụ tiêm chủng vaccine trên toàn cầu cũng để lộ nhiều “lỗ hổng” trong chuỗi cung ứng dược phẩm. Ví dụ, thế giới không có đủ lọ thủy tinh đựng vaccine hay các nhà máy sản xuất không đủ năng lực đóng gói và phân phối. 

Song các quốc gia trên thế giới đang chi mạnh tay và làm hết sức để lấp đầy những “lỗ hổng” này với hy vọng tìm ra giải pháp kết thúc đại dịch toàn cầu.

Theo Zing
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.