Cựu Đô đốc Mỹ: Trung Quốc vô lý khi muốn biến Biển Đông thành 'ao nhà'

Cựu Đô đốc Stavridis cho rằng, Trung Quốc không có được cơ sở pháp lý để chứng minh tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông.
Tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters.
Tàu sân bay của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Reuters.

Đô đốc Mỹ về hưu James Stavridis, người từng giữ chức Tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong bài viết đăng tải trên Bloomberg cho biết, ông đã dành phần lớn sự nghiệp đi biển của mình ở Thái Bình Dương và tàu của ông đã nhiều lần tới Biển Đông – nơi có gần 40% hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sai trái với phần lớn Biển Đông

“Trung Quốc có tuyên bố chủ quyền sai trái đối với phần lớn Biển Đông. Khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi do hai nước liên tục đổ lỗi cho nhau vì đại dịch Covid-19 và trong bối cảnh Mỹ chuẩn bị bước vào bầu cử Tổng thống thì nguy cơ xung đột ở Biển Đông đang gia tăng”, ông Stavridis nhận định.

Theo cựu Đô đốc Stavridis, những tuần gần đây, một số tàu chiến của Mỹ - bao gồm cả tàu khu trục USS Barry mà ông từng chỉ huy hồi đầu những năm 1990 - đã đối đầu với các tàu của Trung Quốc trong lúc tiến hành tuần tra. Tại sao vùng biển này lại trở thành điểm nóng và có thể làm gì để tránh xảy ra một va chạm có khả năng bùng phát thành xung đột lớn?

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông dựa trên những gì nước này mô tả là cơ sở lịch sử xuất phát từ những chuyến hải trình của Đô đốc Trịnh Hòa từ thế kỷ 15. Stavridis cho biết ông đã viết về Đô đốc Trịnh trong cuốn sách gần đây của mình có tựa đề “Sailing True North” và mỗi khi ông gặp các đối tác Trung Quốc, họ đều nâng ly chúc mừng để tôn vinh Đô đốc Trịnh Hòa. Các chuyến thám hiểm ở vùng biển khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ Dương và các vùng biển Ả-Rập và châu Phi của Đô đốc này đã trở thành huyền thoại tại Trung Quốc.

“Nhưng đó không phải là cơ sở pháp lý để Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ vùng Biển Đông và coi vùng biển này như ‘ao nhà’ của họ. Lập luận này đã bị tất cả các quốc gia ven Biển Đông và tòa án quốc tế bác bỏ”, cựu đô đốc Stavridis nêu rõ.

Để chống lại những yêu sách của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đã tiến hành các cuộc tuần tra trên biển trong khuôn khổ hoạt động tự do hàng hải – hoạt động được tiến hành để khẳng định rằng đây là những vùng biển quốc tế. Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 quy định: vùng biển quốc tế được sử dụng vì mục đích hòa bình và không nước nào được phép đòi một khu vực nào đó của vùng biển quốc tế thuộc chủ quyền của mình.

Tuy nhiên, ông Stavridis thừa nhận, các cuộc tuần tra này có thể gây ra căng thẳng.

Căng thẳng ở Biển Đông vẫn tiếp diễn

Cựu Đô đốc Stavridis viết: “Một vài thập kỷ trước, khi tôi còn chỉ huy một nhóm tàu khu trục hoạt động tại vùng biển này, các tàu của tôi đã thực hiện nhiệm vụ tương tự. Bao gồm việc đi qua các vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, ngày nay là khu vực có các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp và quân sự hóa với việc triển khai tên lửa, xây dựng đường băng, bố trí súng tầm xa và triển khai quân đội.

Trung Quốc thường cho các máy bay lượn qua lượn lại phía trên các tàu khu trục – đôi khi chúng chỉ bay trước mũi tàu vài chục feet – hoặc điều tàu chiến và tàu khu trục để thách thức tàu của Mỹ. Hoạt động đe dọa có thể bao gồm việc yêu cầu tàu Mỹ phải dừng lại, dọa nạt qua sóng radio, hướng hệ thống radar điều khiển hỏa lực chính xác về phía tàu Mỹ, chĩa tên lửa và súng nhằm vào hướng các lực lượng Mỹ và áp sát các tàu của chúng tôi ở khoảng cách gần, đe dọa đảm bảo an toàn”.

Trong những tình huống này, cựu Đô đốc Stavridis cho biết, ông yêu cầu thuyền trưởng của các tàu khu trục tiếp tục giữ hướng di chuyển ổn định, tránh đối đầu không cần thiết và liên tục báo cáo lại với chỉ huy trong khi ông sẽ báo cáo lên lãnh đạo cao hơn.

“Tôi cùng các thuyền viên của mình đã thở phào nhẹ nhõm mỗi khi một trong những con tàu của chúng tôi hoàn thành công việc”, Stavridis chia sẻ.

Trong những cuộc tuần tra gần đây, các tàu Mỹ như USS Barry và Bunker Hill đã đối đầu với các tàu của Trung Quốc, nhưng họ đã tránh leo thang căng thẳng. Những vụ việc này sẽ tiếp tục gây xáo trộn trong quan hệ Mỹ-Trung và sẽ lặp đi lặp lại thường xuyên hơn trong những năm tiếp theo. Các tàu chiến của Mỹ đã tìm ra cách để cân bằng khi bị các tàu của Iran đối đầu và quấy nhiễu tại vùng Vịnh, và họ sẽ cần làm như vậy ở Biển Đông - nơi lợi ích của Mỹ còn lớn hơn.

Theo ông Stavridis, chìa khóa để Mỹ có thể xử lý tình huống này là dần dần uốn cách hành xử của Trung Quốc mà không phá vỡ mối quan hệ quốc tế theo cách dẫn đến chiến tranh Lạnh hay xung đột vũ trang. Cách tốt nhất để đạt được mục tiêu này là kêu gọi thêm nhiều đồng minh hơn vào các hoạt động tự do hàng hải (bao gồm cả các đối tác trong NATO, cùng với Australia và Nhật Bản), xây dựng các quan hệ mạnh mẽ hơn với các quốc gia khác ven Biển Đông, gây sức ép để có một cuộc điều tra quốc tế toàn diện về sự bùng phát của đại dịch Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở Vũ Hán, vấn đề Đài Loan…

Những biện pháp đối đầu này cần đi kèm với một loạt đề nghị để có sự hợp tác của Trung Quốc. Những đề nghị này có thể bao gồm các thỏa thuận thương mại và thuế quan tiếp tục cung cấp quyền tiếp cận các thị trường Mỹ sau khi hai nước đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1; hợp tác trên các tuyến thương mại Bắc Cực và tiêu chuẩn về môi trường ở khu vực này là điều Bắc Kinh rất mong muốn; tiến hành các hoạt động nhân đạo chung; xây dựng các chuẩn mực hành vi giữa lực lượng hải quân hai nước; tìm hiểu khả năng có được các thỏa thuận kiểm soát vũ khí chiến lược và chiến thuật.

Về bản chất, Mỹ phải đối đầu ở những mặt buộc phải làm như vậy nhưng cũng cần hợp tác ở những mặt có thể. Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger từng cảnh báo rằng ông thấy Mỹ và Trung Quốc như thể "đang ở dưới chân đồi của một cuộc Chiến tranh Lạnh".

Cựu đô đốc Stavridis kết luận: “Mặc dù tôi thích phép so sánh ẩn dụ dùng hình ảnh núi đồi của ông ấy [Kissinger – ND], song chúng ta cũng cần nhìn ra biển cả để đánh giá mối quan hệ Mỹ-Trung sẽ trở nên căng thẳng tới mức nào. Dự báo là tình hình Biển Đông sẽ thực sự khó khăn”./.

Theo VOV
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.