Đằng sau đợt biến động trong quân đội Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) - Các nhà phân tích cho biết, việc 9 tướng lĩnh Trung Quốc mới đây bị khai trừ khỏi quốc hội đã cho thấy vấn nạn tham nhũng có thể làm chậm tham vọng hiện đại hóa quân đội của nước này, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị.

Đằng sau đợt biến động trong quân đội Trung Quốc

Mới đây, truyền thông Trung Quốc thông báo 9 sĩ quan quân đội cao cấp đã bị khai trừ khỏi quốc hội, một động thái thường dẫn đến những hình phạt tiếp theo đối với những quan chức mắc sai phạm.

Nhiều sĩ quan trong số này đến từ Quân chủng Tên lửa, vốn là một đơn vị chủ chốt của phụ trách giám sát kho tên lửa hạt nhân của quân đội Trung Quốc.

Chính quyền Bắc Kinh nhiều năm gần đây đã chi hàng tỷ USD vào việc mua và phát triển thiết bị tên lửa như một phần trong nỗ lực hiện đại hóa nhằm xây dựng quân đội “đẳng cấp thế giới” vào năm 2050, trong bối cảnh ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đang ngày càng phình to và nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Tuy nhiên, những vụ sai phạm được công bố gần đây trong quân đội Trung Quốc đã khiến dư luận hoài nghi và đặt ra câu hỏi liệu chính quyền ông Tập Cận Bình có cơ chế giám sát kỹ lưỡng đối với các khoản đầu tư quân sự khổng lồ.

Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tiến hành một cuộc trấn áp chống tham nhũng trên diện rộng đối với các quan chức trong các hệ thống đảng, chính quyền và quân đội.

Chín tướng lĩnh PLA bị loại khỏi quốc hội đều thuộc một số sư đoàn. Ba người là cựu chỉ huy hoặc phó chỉ huy Quân chủng Tên lửa; một người là cựu Tư lệnh Không quân và một người là tư lệnh Hải quân chịu trách nhiệm về Biển Đông. Bốn sĩ quan khác chịu trách nhiệm về quân trang.

Chính quyền Bắc Kinh không giải thích về động thái này. Một số nhà phân tích cho rằng có bằng chứng cho thấy Quân chủng Tên lửa đã có sai phạm trong việc mua sắm thiết bị.

Phó giáo sư Alfred Wu từ Trường Chính sách công Lý Quang Diệu ở Singapore, dự đoán sẽ còn nhiều sĩ quan bị vướng vào cuộc điều tra liên quan tới Quân chủng Tên lửa.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Ngụy Phượng Hòa từ lâu đã không xuất hiện trước công chúng. Khi được hỏi về tình hình của ông Ngụy, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vào tháng 8 rằng quân đội không khoan nhượng với hành vi tham nhũng.

Người kế nhiệm Ngụy, tướng Lý Thượng Phúc cũng đột ngột bị cách chức vào tháng 10 mà không có lời giải thích. Trước đây ông từng đứng đầu bộ phận thiết bị của Quân chủng Tên lửa. Một trong những cấp phó của ông Lý cũng đã bị tước tư cách đại biểu quốc hội vào thứ Sáu tuần này.

Cùng ngày, ông Đổng Quân, một cựu tư lệnh Hải quân Trung Quốc và có hiểu biết về Biển Đông, được chỉ định làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Các nhà phân tích cho rằng mặc dù vấn nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại, nhưng quy mô của cuộc trấn áp mới nhất và sự việc tại Quân chủng Tên lửa là điều đáng kinh ngạc.

Dennis Wilder, thành viên cấp cao của tổ chức Sáng kiến Đối thoại Mỹ-Trung về các vấn đề toàn cầu của Đại học Georgetown (Mỹ), cho biết: “Đơn vị này có quy trình kiểm tra nghiêm ngặt nhất đối với các sĩ quan cấp cao, do tầm quan trọng của việc phụ trách vũ khí hạt nhân của Trung Quốc”.

Các nhà phân tích cho rằng việc thanh trừng các sĩ quan cấp cao có thể khiến Quân chủng Tên lửa tạm thời suy yếu cho đến khi ông Tập Cận Bình ổn định được trật tự trong quân đội.

Yun Sun, Giám đốc Chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Washington D.C., nhận định: “Lực lượng hạt nhân chiến lược là thứ mà Trung Quốc dựa vào như điểm mấu chốt của an ninh quốc gia”.

“Sẽ mất một thời gian để Trung Quốc dọn dẹp mớ hỗn độn và khôi phục niềm tin vào năng lực cũng như độ tin cậy của Quân chủng Tên lửa. Điều đó có nghĩa là vào thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang ở thế yếu hơn”, vị chuyên gia cho biết.

Về lâu dài, các nhà phân tích dự đoán vấn đề tham nhũng kinh niên sẽ tiếp tục tồn tại trong quân đội Trung Quốc vì một số nguyên nhân sâu xa, bao gồm đãi ngộ thấp dành cho sĩ quan và sự thiếu minh bạch trong chi tiêu quân sự, vẫn chưa được giải quyết.

Theo Reuters
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
Giải mã xã hội siêu cạnh tranh của Hàn Quốc
(Ngày Nay) - Một cuộc đua cạnh tranh kéo dài từ lúc mới sinh cho đến lúc đi học, đi làm khiến nhiều người Hàn Quốc cảm thấy kiệt quệ và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần của họ.
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.