Ông Trump ủng hộ triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng châu Âu sẽ phải gánh vác phần lớn trách nhiệm trong việc hỗ trợ Ukraine và quản lý một lệnh ngừng bắn trong tương lai.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Các nguồn tin gần gũi với tờ Nhật báo phố Wall cho biết trong các cuộc thảo luận với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được cho là đã tuyên bố rằng ông không ủng hộ việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Trong số ra ngày 12/12, tờ Nhật báo phố Wall cho biết thêm các cuộc thảo luận nêu trên diễn ra ở Paris (Pháp) vào ngày 7/12 và khi đó, Tổng thống đắc cử Mỹ cũng nói rằng ông muốn thấy một “Ukraine mạnh mẽ và được trang bị vũ khí tốt” sau khi chấm dứt các hành động thù địch.

Bên cạnh đó, Tổng thống đắc cử Mỹ còn nhấn mạnh rằng châu Âu nên đóng vai trò dẫn đầu trong việc bảo vệ, hỗ trợ Ukraine và bày tỏ ủng hộ việc triển khai quân đội châu Âu để giám sát lệnh ngừng bắn tại Ukraine, nhưng loại trừ khả năng lực lượng Mỹ hiện diện tại nước này.

Ngoài ra, tờ Nhật báo phố Wall lưu ý rằng Tổng thống đắc cử Mỹ đã kêu gọi các nước châu Âu gia tăng áp lực lên Trung Quốc nhằm thúc đẩy Liên bang Nga chấm dứt cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Các nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về khả năng sử dụng thuế quan đối với Bắc Kinh trong bối cảnh này.

Nhóm của ông Trump nói với tờ Nhật báo phố Wall rằng Tổng thống đắc cử Mỹ hiện chưa có kế hoạch cụ thể cho Ukraine. Các quyết định quan trọng sẽ được đưa ra sau khi thành lập đội ngũ an ninh quốc gia và tiến hành các cuộc đàm phán sâu hơn với các đồng minh – và có thể cả với Tổng thống Liên bang Nga, ông Vladimir Putin.

Theo báo Ukrainska Pravda, ý tưởng triển khai quân đội châu Âu tại Ukraine lần đầu tiên được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đề xuất công khai vào đầu năm 2024.

Sau chiến thắng bầu cử của ông Trump tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ ngày 5/11 vừa qua, các cuộc thảo luận xung quanh đề xuất này đã gia tăng.

Ngày 12/12, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tới Ba Lan để tham gia các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Ba Lan về vấn đề Ukraine, bao gồm khả năng gửi quân đội châu Âu tới Ukraine như một đảm bảo an ninh trong trường hợp đạt được thỏa thuận hòa bình với Liên bang Nga, trong bối cảnh châu Âu chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Trump.

Các cường quốc châu Âu mong muốn chứng tỏ với ông Trump, người sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1/2025 rằng họ sẵn sàng đảm nhận phần trách nhiệm của mình để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm tại Ukraine.

Về phần mình, ông Trump đã bày tỏ rất rõ mong muốn sẽ thúc đẩy một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và đàm phán để kết thúc xung đột ở Ukraine. Trước đây, ông Trump cũng từng chỉ trích mạnh mẽ các đồng minh châu Âu không đạt mục tiêu chi tiêu quốc phòng 2% GDP theo yêu cầu của NATO.

Trong một diễn biến liên quan, hãng thông tấn ANSA của Italy cho biết vào ngày 12/12, Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Guido Crosetto tuyên bố Italy sẵn sàng đóng góp cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình quốc tế trong tương lai tại Ukraine.

Phát biểu với các phóng viên vào cuối hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng nhóm 5+5 nhằm thúc đẩy an ninh tại khu vực Tây Địa Trung Hải, được tổ chức tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, Bộ trưởng Crosetto nói: "Tôi hy vọng sẽ sớm nói về hòa bình, về gìn giữ hòa bình, tại Ukraine, cũng như tại Gaza và Liban. Italy sẵn sàng đảm nhận vai gìn giữ hòa bình tại Ukraine, một vai trò mà chúng tôi luôn khẳng định được vị thế của mình”.

Sinh viên Nguyễn Đức Thắng (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội) vô địch Siêu CUP OLP’24. Ảnh: TTXVN.
Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng tại ICPC Asia Hanoi 2024
(Ngày Nay) - Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 33 (OLP’24), Procon và Kỳ thi lập trình sinh viên quốc tế ICPC Asia Hanoi 2024 do Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đăng cai tổ chức từ ngày 10 – 13/12, đã tìm được ngôi quán quân.
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
Phở - Một thế kỷ định hình và lan tỏa
(Ngày Nay) - Phở ra đời trong bối cảnh giao thoa văn hóa Việt - Pháp đầu thế kỷ 20 và được coi là món ăn quốc dân của Việt Nam, vượt qua thời gian để trở thành biểu tượng ẩm thực độc đáo. Từ những gánh hàng rong đến những quán phở gia truyền và hàng loạt chuỗi nhà hàng cao cấp, phở đã trở thành câu chuyện văn hóa và kinh tế mang tính biểu tượng.