Theo báo cáo của Liên minh HTX Việt Nam, cả nước hiện có khoảng trên 29.000 HTX, trên 223.000 tổ hợp tác. Trong đó, số HTX nông nghiệp chiếm trên 64% tổng số HTX cả nước. Riêng vùng dân tộc thiểu số có khoảng 5.000 HTX và hơn 10.000 tổ hợp tác. Khu vực HTX đang thu hút 3,2 triệu hộ nông dân. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh liên kết vùng là vấn đề vô cùng quan trọng giúp các HTX liên kết sản xuất, mở rộng đầu ra.
Đến thời điểm này, khi nhắc đến mô hình HTX, chúng ta đều có thể định danh ngay được một số sản phẩm tiêu biểu của vùng miền. Điển hình như khi nói đến các sản phẩm quế, hồi, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở khu vực Yên Bái, Lào Cai; hay khi nhắc đến sản phẩm bưởi da xanh, chúng ta có thể nghĩ đến các HTX ở Bến Tre, Sóc Trăng; hoặc khi nhắc đến sản phẩm miến dong riềng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu. Ở khu vực miền Trung, khi nhắc đến sản phẩm nho, ai cũng nghĩ ngay đến các HTX nho ở Ninh Thuận…
Nhờ có các HTX mà các sản phẩm vùng, miền địa phương có thương hiệu, được người dân trong cả nước biết đến.
Hiện nay, đã có nhiều HTX ở các địa phương tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả, doanh thu hằng năm đạt trên dưới 20 tỷ đồng. Đây chính là những mô hình điểm để các địa phương khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình. Điển hình như mô hình trồng quế ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Mô hình này được coi là giải pháp quan trọng, giúp người dân mở rộng sinh kế, tăng thu nhập.
Tận dụng lợi thế của vùng về cây quế có giá trị kinh tế cao, được sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương, anh Lý Văn Cầu ở thôn Bỗng 2, xã Cam Cọn và một số hộ dân đã cùng nhau góp vốn để thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây với ngành nghề chính là thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ vỏ quế tại địa phương. HTX đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư 5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ quế.
Dù mới đi vào hoạt động từ tháng 3/2022 nhưng bình quân mỗi tháng, HTX đã có mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng (sau khi đã trừ các chi phí hoạt động), mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân trồng quế. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Hay như mô hình HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập ở Mộc Châu (Sơn La) với 20 năm kinh nghiệm phát triển. Nhờ có HTX mà các hộ dân đã liên kết được với nhau để trồng chè, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ dân có thu nhập ổn định, kinh tế phát triển. Đồng thời giúp cây chè trở thành loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Mộc Châu.
Đến thời điểm này, khi nhắc đến mô hình HTX, chúng ta đều có thể định danh ngay được một số sản phẩm tiêu biểu của vùng miền. Điển hình như khi nói đến các sản phẩm quế, hồi, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở khu vực Yên Bái, Lào Cai; hay khi nhắc đến sản phẩm bưởi da xanh, chúng ta có thể nghĩ đến các HTX ở Bến Tre, Sóc Trăng; hoặc khi nhắc đến sản phẩm miến dong riềng, mọi người sẽ nghĩ ngay đến các HTX ở Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu. Ở khu vực miền Trung, khi nhắc đến sản phẩm nho, ai cũng nghĩ ngay đến các HTX nho ở Ninh Thuận…
Như vậy, nhờ có các HTX mà các sản phẩm vùng, miền địa phương có thương hiệu, được người dân trong cả nước biết đến.
Hiện nay, đã có nhiều HTX ở các địa phương tuy quy mô nhỏ nhưng hoạt động rất hiệu quả, doanh thu hằng năm đạt trên dưới 20 tỷ đồng. Đây chính là những mô hình điểm để các địa phương khác đến học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình. Điển hình như mô hình trồng quế ở huyện Bảo Yên (Lào Cai). Mô hình này được coi là giải pháp quan trọng, giúp người dân mở rộng sinh kế, tăng thu nhập.
Tận dụng lợi thế của vùng về cây quế có giá trị kinh tế cao, được sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của chính quyền địa phương, anh Lý Văn Cầu ở thôn Bỗng 2, xã Cam Cọn và một số hộ dân đã cùng nhau góp vốn để thành lập HTX nông nghiệp và dịch vụ Cầu Mây với ngành nghề chính là thu mua, sơ chế, chế biến các sản phẩm từ vỏ quế tại địa phương. HTX đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư 5 tỷ đồng nâng cấp cơ sở hạ tầng, máy móc phục vụ sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm từ quế.
Dù mới đi vào hoạt động từ tháng 3/2022 nhưng bình quân mỗi tháng, HTX đã có mức thu nhập từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng (sau khi đã trừ các chi phí hoạt động), mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân trồng quế. Đồng thời tạo việc làm thường xuyên cho 30 lao động địa phương với mức thu nhập ổn định từ 7 đến 8 triệu đồng/người/tháng.
Hay như mô hình HTX sản xuất kinh doanh chè Tân Lập ở Mộc Châu (Sơn La) với 20 năm kinh nghiệm phát triển. Nhờ có HTX mà các hộ dân đã liên kết được với nhau để trồng chè, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn hộ dân có thu nhập ổn định, kinh tế phát triển. Đồng thời giúp cây chè trở thành loại cây chủ lực trong phát triển kinh tế của huyện Mộc Châu.
Hiện nay, HTX chè Tân Lập đã áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, định hướng hữu cơ, đây là một hướng đi bền vững theo chủ trương, tinh thần của Chính phủ phát động. Ngoài ra, HTX còn hỗ trợ người dân về kỹ thuật trồng trọt, tiêu thụ và tổ chức các buổi tuyên truyền, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất cây chè đạt tiêu chuẩn, tạo dựng được vùng nguyên liệu sạch, hướng tới vùng nguyên liệu hữu cơ và thu hút được các hợp tác xã cùng lĩnh vực ở các vùng lân cận đến thăm quan, học hỏi.
Ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) hiện nay, các khu công nghiệp lớn chưa phát triển, các nhà máy chế biến chưa được đầu tư nhiều, do đó vai trò của HTX, tổ hợp tác rất quan trọng. Sự xuất hiện của HTX và tổ hợp tác ở vùng DTTS và miền núi đã giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân.
Đơn cử, tại huyện Mường Tè (Lai Châu), có trên 30 HTX đang hoạt động tại 6 xã, thị trấn, trên các lĩnh vực xây dựng, nông - lâm - ngư - nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ…
Với tổng doanh thu các HTX trên địa bàn huyện đạt 908 triệu đồng/năm, thu nhập bình quân lao động làm việc thường xuyên trong HTX là 52,75 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân thành viên HTX đạt 45 triệu đồng/năm. Thông qua phát triển HTX đã tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng trăm người dân trên chính mảnh đất quê hương của mình.
HTX, tổ hợp tác hình thành các dịch vụ liên kết như: Hỗ trợ vay vốn, tiêu thụ sản phẩm…,từng hộ gia đình liên kết trong thôn bản, dòng họ với nhau tạo ra mối liên kết kinh doanh sản xuất, từ đó tạo ra mối liên kết kinh doanh sản xuất cho người dân rất tốt...
Đặc biệt, thời gian gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, tổ hợp tác đã biết dùng điện thoại thông minh của cá nhân để kết nối thông tin, liên kết, giao lưu với nhau qua mạng, từ đó để hỗ trợ, hướng dẫn nhau. Mô hình này được biết đến nhiều trong lĩnh vực du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực.
Đây là những dấu hiệu bước đầu, rất thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021-2025.