Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống

Ngày 1/4, Chính phủ đã thống nhất kiến nghị sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) theo hướng nếu người lao động không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống

Đây là lần đầu một đạo luật được kiến nghị sửa đổi khi chưa chính thức có hiệu lực thi hành. Liên quan vấn đề xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, để chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, vẫn cần phải được điều chỉnh, “nhặt sạn”.

Luật cũng là cuộc sống

Sau khi hàng nghìn công nhân Công ty Pou Yuen (quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh) bày tỏ sự không đồng tình việc hạn chế nhận trợ cấp BHXH một lần theo quy định tại điều 60 Luật BHXH sửa đổi (có hiệu lực từ ngày 1/1/2016), ngày 31/3, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã có buổi gặp gỡ với công nhân Công ty Pou Yuen.

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Để chính sách, pháp luật đi vào cuộc sống - anh 1

Công nhân không đồng tình việc hạn chế nhận trợ cấp BHXH một lần

Ngay sau đó, Bộ LĐ-TB&XH kiến nghị Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, giải quyết theo hướng linh hoạt để người lao động (NLĐ) được lựa chọn giữa hưởng BHXH một lần khi nghỉ việc hoặc bảo lưu thời gian đã đóng BHXH để tiếp tục đóng và cộng dồn hưởng lương hưu sau này. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, UBND TP Hồ Chí Minh cũng có kiến nghị với Chính phủ về việc sửa đổi Luật BHXH cho phù hợp tình hình thực tiễn và nguyện vọng của công nhân. Chính phủ đã nhất trí với kiến nghị của các bộ, cơ quan, địa phương nêu trên và kiến nghị Quốc hội sửa đổi Điều 60 Luật BHXH theo hướng nếu NLĐ không đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu thì được hưởng BHXH một lần.

Liên quan vấn đề này, ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, xét về lâu dài nếu NLĐ tiếp tục tham gia BHXH là có lợi hơn cho họ. Thực tế khi tham gia BHXH thì NLĐ đóng 8%, người sử dụng lao động đóng 14% để có 22% khoản tiền BHXH trong một năm. Với 22% này, giả sử NLĐ đóng 10 năm thì mỗi năm họ đóng 2,6 tháng lương. Tuy nhiên, NLĐ tham gia 10 năm mà lĩnh một lần thì chỉ được lĩnh 20 tháng lương trong khi họ đã đóng tới 26 tháng lương. Như vậy, nếu nhận BHXH một lần thì NLĐ thiệt thòi. Nhưng cũng có người sau một năm nghỉ việc ở cơ quan này mà không tìm được việc làm ở đơn vị khác buộc lòng phải về quê chăn nuôi, làm ruộng hay tìm hướng mưu sinh khác thì người ta cần khoản tiền. Những người cần khoản tiền này họ sẽ thiệt thòi, nhưng bù lại được khoản tiền để bắt đầu một công ăn việc làm mới. Đó là nguyện vọng chính đáng của NLĐ, cần phải tôn trọng.

Góp ý cho quá trình xây dựng luật, ông Tùng nói, muốn luật đi vào cuộc sống phải thật cẩn trọng khi bàn bạc từng điều khoản. Nên để chuyên gia am hiểu sâu trong lĩnh vực đó có ý kiến phản biện và lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau của nhiều đối tượng bị luật đó chi phối. Phải phân tích thật kỹ trên cơ sở lắng nghe những ý kiến khác nhau, những đối tượng khác nhau mới thông qua luật. Luật ban hành cần mềm dẻo phù hợp nhiều đối tượng là vấn đề cần đặt ra cho cơ quan làm luật.

Chưa có cơ chế bồi thường

Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, trong năm 2014, số lượng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) có dấu hiệu trái pháp luật vẫn tăng. Trong 10 tháng đầu năm 2014, các bộ, cơ quan, địa phương đã kiểm tra và phát hiện 9.017 văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản (chiếm tỷ lệ 22%). Trong số đó có hơn 1.500 VBQPPL có dấu hiệu vi phạm về thẩm quyền ban hành, nội dung văn bản.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác tư pháp năm 2014 và triển khai nhiệm vụ năm 2015, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã thẳng thắn chỉ ra: “Văn bản quy phạm pháp luật của chúng ta hiện nay còn nhiều “vấn đề”. Nếu không có đóng góp của nhân dân thì vẫn còn tình trạng pháp luật trên trời”.

Chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền, nên ai là người ra những văn bản sai luật đó, thì chính là những người chịu trách nhiệm chính. Về tổng thể, thì đây là trách nhiệm của Quốc hội, của các cơ quan lãnh đạo và cơ quan chức năng liên quan. Vấn đề này, cũng đã được nhìn thẳng, nói thật tại diễn đàn Quốc hội. Bây giờ việc còn lại là thực hiện các biện pháp khắc phục như thế nào thôi”, Bộ trưởng Tư pháp nói.

Ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Kiểm tra văn bản Quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp đóng góp ý kiến: “VBQPPL khi ban hành mà lại sai luật, thiếu tính khả thi thì xã hội không nghiêm. Người nghiêm túc, có ý thức chấp hành pháp luật sẽ không biết đường nào mà làm. Trong khi người làm ăn khuất tất, lại lợi dụng những kẽ hở để trục lợi, mà không bị trừng trị, sẽ làm hư đi cả đội ngũ công quyền. Tất cả những điều này đều dẫn đến chỗ người dân phải chịu khổ. Một xã hội mà không nghiêm, kỷ luật lỏng lẻo, dẫn đến người dân nhờn luật, tùy tiện, thì rất nguy hiểm”.

Ông Sơn cho biết: “Rất tiếc là khi xác lập cơ chế bồi thường nhà nước đã không thiết lập trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước trong việc ban hành VBQPPL trái pháp luật. Đồng ý đây là việc cực kỳ khó, ít nơi dám làm. Theo tôi, vấn đề này cũng cần phải nghiên cứu để bảo đảm nguyên tắc nhà nước pháp quyền”.

Cần bộ phận phản biện độc lập

Mới đây, ngày 15/4, các đại biểu Quốc hội chuyên trách đã thảo luận về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Ban hành văn bản pháp luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ hợp thứ 9.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng: “Tình trạng bây giờ ban hành quá nhiều văn bản, lộn xộn, chồng chéo khó thi hành, dân khó biết. Ông soạn thảo nói rất hay, luật nói hay nhưng khi thực hiện mới thấy nó dở. Khi xây dựng Luật Ban hành văn bản pháp luật phải quy định chặt chẽ để bảo đảm khả thi. Quy trình tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, tiếp thu phải rõ ràng? Anh lấy 100 ý kiến mà về anh vẫn lấy ý kiến của mình là nhất để trình Quốc hội là không được!”.

Đại biểu Lê Thị Nga nhấn mạnh, khi xây dựng Luật Ban hành văn bản pháp luật phải trả lời được câu hỏi nguyên nhân vì sao thời gian vừa qua có một số quy định trong một số văn bản khi đưa ra tính khả thi không cao. Theo đại biểu, ngoài nguyên nhân ở khâu tổ chức thực hiện thì việc đánh giá tác động chưa tốt, nhiều bản đánh giá rất hình thức. “Cần xem kỹ quy định về quy trình đánh giá tác động. Muốn đánh giá tác động đi vào thực chất thì tiêu chí gồm những nội dung gì, không thể quy định chồng lên nhau. Đánh giá mà hình thức thì nội dung khó khả thi”.

Đại biểu Lê Thị Nga cũng đề nghị cần xem xét lại việc lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp khi ban hành văn bản. Có quy định vừa đưa ra đã gặp phản ứng của dư luận vì quy trình lấy ý kiến làm không đầy đủ, một số trường hợp làm hình thức. Do đó phải quy định rõ từ khâu soạn thảo, thẩm định đến khi đưa ra Quốc hội quyết định.

Một nội dung quan trọng nữa là phản biện độc lập về chính sách nên đưa vào quy trình bắt buộc để tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật cao hơn. “Hai năm nay có nhiều thông tư gây phản ứng dữ dội có yếu tố từ tính khách quan của quy trình thẩm định. Bộ giao cho một bộ phận soạn thảo rồi chính bộ phận pháp chế của Bộ đó thẩm định, do đó khó bảo đảm tính độc lập. Đề nghị xây dựng bộ phận phản biện độc lập với thông tư của các bộ, ngành và có thể giao cho Bộ Tư pháp, để tránh vừa đá bóng vừa thổi còi”, đại biểu Nga đề nghị.

Hợp tác cùng Thời Nay

>>> Xem thêm:

- Khởi tố vụ Thiếu tá nổ súng khi vây trường gà khiến 1 người tử vong

- Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư nói gì?

- Điều 60 Luật BHXH: Không cho phép người lao động thanh toán 1 lần

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.