Đô la Mỹ tăng giá và hệ lụy

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Đồng đô la Mỹ (USD) đang tăng mạnh so với các đồng tiền chính trên thế giới, chạm mức chưa từng thấy trong 20 năm qua. Hệ quả của đợt tăng này đang tạo gánh nặng lớn lên nền kinh tế toàn cầu.
Đô la Mỹ tăng giá và hệ lụy ảnh 1

USD từ lâu được coi là loại tiền tệ dự trữ của thế giới, bởi nó được sử dụng trong hầu hết các giao dịch quốc tế. Do đó, những thay đổi trong giá trị của nó sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.

Đầu tiên, hàng hóa sẽ đắt đỏ hơn. Ví dụ tiêu biểu là dầu. Nếu trước đây 1 năm, EU chỉ mất 85 euro để mua 1 thùng dầu thì nay con số này đã là 99,9 euro. Khi USD đắt hơn, những mặt hàng này có giá (bằng nội tệ) cao hơn và khiến các nước khác phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua hàng. Đó là lúc lạm phát bắt đầu bùng nổ.

"Mức tăng lãi suất thêm 0,75% là “không bình thường”. Nhưng, quyết định này được cho là không thể tránh khỏi, khi nước Mỹ liên tục ghi nhận mức lạm phát mới cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua".

Chủ tịch FED Jerome Powell

Ngoại lệ duy nhất trong trường hợp này là Mỹ, nơi USD mạnh hơn giúp nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng rẻ hơn, do đó có thể giúp kiềm chế lạm phát. Đó cũng chính là mục tiêu của FED khi quyết định tăng lãi suất: Kiềm chế lạm phát tại Mỹ.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kinh tế Mỹ không thiệt hại. USD tăng khiến sản xuất tại Mỹ trở nên đắt đỏ hơn, các nhà sản xuất sẽ tính đến việc rời bỏ thị trường Mỹ. Việc USD có giá hơn sẽ khiến cho việc gửi tiền vào ngân hàng trở nên có lãi hơn, nguồn tiền đầu tư cho sản xuất, kinh doanh hay chứng khoán có thể sẽ không sôi động nữa. Dòng chảy kinh tế Mỹ có khả năng bị chững lại.

Trong 2 năm đại dịch, FED đã giữ lãi suất cơ bản ở mức 0% để kích thích sản xuất Mỹ, điều này có hiệu quả lớn trong việc tạo việc làm, ngăn chặn suy thoái kinh tế Mỹ. Nhưng, với những bước đi như hiện nay, nền kinh tế Mỹ có thể sẽ quay trở lại tình thế nguy hiểm. Thêm nữa, khi USD tăng giá, hàng nhập khẩu rẻ sẽ càng kích thích nhập siêu. Chỉ trong tháng 4/2022, thâm hụt thương mại của Mỹ đã tăng thêm 87,1 tỷ USD và gần cán mốc 1.000 tỷ USD.

Đô la Mỹ tăng giá và hệ lụy ảnh 2

Chủ tịch FED Jerome Powell. Ảnh: EPA

Ở góc độ toàn cầu, việc đồng USD đắt hơn đang tạo nên cơn bão lạm phát mới. Từ châu Á, Mỹ Latin cho đến châu Âu, lạm phát liên tục tạo ra những kỷ lục mới. Vì thế, bất chấp những lợi ích trước mắt là lợi thế xuất khẩu vào Mỹ, các quốc gia cũng không thể yên tâm với tình trạng lạm phát cao đang bào mòn túi tiền của người dân. Cả Ngân hàng Trung ương của Anh lẫn châu Âu mới đây đều đã đánh tín hiệu sẽ sớm xem xét việc nâng giá đồng tiền để chống lạm phát.

Nhưng, nếu những quốc gia giàu có còn sử dụng được công cụ tài chính để cứu đồng tiền của mình thì với những quốc gia nghèo hơn, việc USD tăng giá có thể xem là thảm họa. Hầu hết các nước đang phát triển đều vay nợ bằng USD, nhiều khoản nợ đã diễn ra từ hàng thập niên trước đó. Những khoản nợ này sẽ “đắt đỏ hơn” khi đồng tiền tăng giá. Để trả nợ, các nước này sẽ phải tăng thuế, phát hành tiền hoặc phải đi vay nhiều hơn. Tất cả những biện pháp này đều tồi tệ như nhau và có thể dẫn đến vỡ nợ.

Không chỉ vậy, chuỗi bùng nổ suy thoái và lạm phát do những cuộc khủng hoảng ở khắp nơi nay lại được “tiếp sức” bởi việc đồng USD tăng giá. Khi các quốc gia đều gặp vấn đề của mình, chủ nghĩa bảo hộ sẽ càng có điều kiện bùng phát, với khả năng các nước sẽ đóng cửa thị trường và tìm cách trả đũa lẫn nhau. Nếu điều đó xảy ra, hệ thống thương mại toàn cầu sẽ bị tổn thương thêm lần nữa.

Ngay chính Chủ tịch FED Jerome Powell cũng thừa nhận: Mức tăng lãi suất thêm 0,75% là “không bình thường”. Nhưng, quyết định này được cho là không thể tránh khỏi, khi nước Mỹ liên tục ghi nhận mức lạm phát mới cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua.

Tuy nhiên, khác với những kỳ vọng, thực tế là việc tăng lãi suất cơ bản của FED liên tiếp thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Trong tháng 5/2022, lạm phát Mỹ đã ở mức 8,2%. Nhưng, bản báo cáo mới nhất cho biết lạm phát tháng 6 vẫn tiếp tục tăng lên tới mức 9,1%. Như vậy, công cụ tài chính của FED đã không còn hiệu quả như trước.

Hàng nghìn tỷ USD đã được tung ra trong 2 năm trước đó để giải cứu nền kinh tế Mỹ chính quyền đang chưa biết thu về như thế nào. Trước đây, khi phần lớn hàng hóa được giao dịch bằng đồng USD, nước Mỹ có thể “xuất khẩu lạm phát” này sang các nước khác thông qua nhu cầu mua USD để nhập khẩu của thế giới. Nhưng, hiện nay, với việc ngày càng nhiều các quốc gia đang tự giao dịch với nhau bằng đồng nội tệ, lượng USD dư thừa này rất khó bị thu lại.

Thêm vào đó, bối cảnh chính trị thế giới đang vô cùng phức tạp, với tranh chấp, bệnh dịch và xung đột nổ ra khắp nơi. Hệ thống thương mại thế giới bị ách tắc, hàng hóa và nhân lực thiếu thốn đang ngáng trở mọi nỗ lực của các ngân hàng trung ương.

Có thể nói, những quyết định của FED đưa ra lúc này chỉ là biện pháp tạm thời để giải cứu nền tài chính của nước Mỹ, chứ không chắc đã là giải pháp hữu hiệu và bền vững cho cả nền kinh tế. Càng tăng lãi suất, kinh tế Mỹ dường như cũng càng dễ bị tổn thương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng: Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới
(Ngày Nay) - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Ảnh minh hoạ.
Căng thẳng Hàn - Triều tiếp tục leo thang
(Ngày Nay) - Quân đội Hàn Quốc ngày 9/11 cho biết Triều Tiên đã tiến hành các cuộc tấn công gây nhiễu hệ thống định vị toàn cầu (GPS), ảnh hưởng đến một số tàu thuyền và hàng chục máy bay dân dụng.
Hồ Hoàn Kiếm là một mô hình không gian độc đáo mang bản sắc của Hà Nội cần được phát huy, nhân rộng ở những quy mô phù hợp. Ảnh: VGP/Thùy Chi.
Phát huy nguồn tài nguyên kiến trúc, không gian mặt nước của Thủ đô
(Ngày Nay) - Phát huy nguồn tài nguyên kiến trúc, không gian mặt nước cùng với bề dày văn hóa đô thị hàng nghìn năm của Hà Nội sẽ giúp cho Hà Nội trở thành một đô thị phát triển mang bản sắc độc đáo, thận trọng, bền vững để đối diện những thử thách lớn lao trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu.