Đời xiếc 'bạc' chứ không 'vàng'

(Ngày Nay) - Đằng sau những màn đu dây, nhào lộn… đẹp mắt và điêu luyện, sau tấm màn nhung và ánh đèn hào nhoáng của sân khấu là nhiều câu chuyện mưu sinh đầy nhọc nhằn của bao nghệ sĩ xiếc mà không phải ai cũng được nghe hay chứng kiến.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bán bún, bán giò, chạy xe ôm…

Nhiều lần gặp rủi ro khi đang biểu diễn và từng bị chấn thương cổ khi biểu diễn tiết mục đu đôi, sức khỏe suy giảm 31%, nghệ sĩ xiếc Phạm Thị Kim Hoa – Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội mất một thời gian dài mới có thể trở lại tiếp tục luyện tập. Cuộc sống không quá dư dả, kinh tế dồn lên vai chồng chị, hai đứa con đang độ tuổi ăn học… khiến cuộc sống mưu sinh bế tắc, tưởng đi vào ngõ cụt. Nhiều lần chị Hoa cảm thấy vừa thương con vừa bất lực vì bản thân không có nhiều sức khỏe để làm thêm như đồng nghiệp.

Để có thể duy trì cuộc sống của gia đình, chồng chị - cũng là đồng nghiệp làm cùng đoàn phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi để kiếm thêm thu nhập bằng việc hỗ trợ âm thanh, loa đài, ánh sáng, lái xe thuê… cho cả rạp xiếc và các chương trình, sự kiện khác trong và ngoài Thủ đô. Chị kể, chồng mải miết mưu sinh, con nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, có nhiều ngày trở trời, vết thương cũ tái phát, chị một mình chịu đựng cơn đau suốt đêm ngóng chồng về.

Đời xiếc 'bạc' chứ không 'vàng' ảnh 1

May mắn hơn nghệ sĩ Kim Hoa, nghệ sĩ xiếc Hoàng Hường còn có sức khỏe để tìm việc làm thêm, tăng thu nhập. Ngoài những giờ biểu diễn và luyện tập, chị Hường mở thêm hàng bún tại nhà, tập xiếc buổi sáng thì chị bán bún buổi chiều và ngược lại. Có những hôm bận rộn, không ai trông con nhỏ, chị đưa con theo hành trình biểu diễn. Con trong cánh gà, mẹ biểu diễn trên sân khấu - bức tranh ấy đã trở thành chuyện “thường ngày ở huyện”. Hết buổi diễn, hai mẹ con chị lại cùng nhau trở về nhà, chị lại tất tả với hàng bún mưu sinh, con lại chơi tha thẩn bên mẹ. Chị biết con thiệt thòi, nhưng không thể bỏ hàng bún. “Dù việc bán bún chẳng thu nhập bao nhiêu nhưng cùng với đồng lương cứng của hai vợ chồng, cuộc sống gia đình tôi cũng bớt khó khăn” – chị Hường cười nói.

Đồng cảnh ngộ, nghệ sĩ xiếc Phạm Thanh Minh cũng làm đủ nghề kiếm sống. Là trụ cột gia đình, cứ hễ hết giờ tập xiếc là anh tranh thủ chạy xe ôm Grab, bất kể mưa hay nắng. Nhiều hôm mệt rã rời sau buổi tập, anh vẫn lặn lội nhận “cuốc” xe ôm ra tận ngoại thành xa xôi. Anh tâm sự: “Có những chuyến xe ôm chỉ 11 nghìn đồng nhưng tôi chẳng nề hà, 11 nghìn đồng cũng đủ mua bánh mì ăn sáng cho con tôi đi học”…

Say nghề khó bỏ nghề

Trong Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội, nhiều nghệ sĩ làm nghề phụ kiêm làm thêm bằng chính công việc diễn xiếc của mình. Họ biểu diễn bên ngoài ở các địa phương, tỉnh lẻ khác mong kiếm đồng ra đồng vào. Đời người nghệ sĩ xiếc nhọc nhằn, gian nan như đúng lời nói đùa mà các anh chị em nghệ sĩ thường nói với nhau, đời xiếc “bạc” chứ không “vàng”. Nhưng vì say nghề, yêu nghề nên chẳng ai bỏ được.

Nghệ sĩ Đào Tiến Lộc chia sẻ: “Ngoài việc biểu diễn chính theo chương trình của Nhà hát, tôi còn tham gia biểu diễn bên ngoài ở các đơn vị, địa phương., Cả đời tôi xác định với nghiệp diễn xiếc, tuy vất vả và nguy hiểm, gia đình cũng khuyên tìm việc khác làm thêm nhưng thời buổi người khôn của khó, vất vả đến mấy tôi cũng chấp nhận”.

Xiếc là một trong những nghề nghiệp vất vả nhất trong khối ngành nghệ thuật. Ngoài năng khiếu và sức chịu đựng, nghề xiếc còn đòi hỏi lòng say nghề sâu sắc của người nghệ sĩ. Bởi nếu không có tình yêu nghề, mong muốn gắn bó thì người nghệ sĩ xiếc không thể gắn bó dài lâu với công việc.

Nhạc sĩ Ngô Hồng Tiến – Giám đốc Nhà hát Nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Hà Nội cho biết: “Thấu hiểu được những khó khăn chung trong đời sống của anh chị em nghệ sĩ trong đoàn, Nhà hát đã tạo cơ hội để các anh chị em có thời gian làm thêm và đi diễn hợp đồng bên ngoài với điều kiện phải báo cáo với lãnh đạo và luôn ưu tiên trên hết công việc của Nhà hát. Ban lãnh đạo Nhà hát luôn cố gắng phấn đấu hết sức để có thể lo toàn bộ đời sống cho nghệ sĩ để nghệ sĩ dốc lòng, toàn tâm toàn ý cho biểu diễn nghệ thuật xiếc. Chúng tôi đã hoàn thành đề án xây dựng nhà hát biểu diễn dành riêng cho các nghệ sĩ trong đoàn và đang trong thời gian chờ đấu thầu. Tôi tin rằng, nếu xây dựng thành công, các anh chị em nghệ sĩ trong đoàn sẽ không còn phải bận tâm về gánh nặng cơm ăn, áo mặc”.

Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.