Đưa sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có của Điện Biên đến với du khách

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 17/3, tại tỉnh Điện Biên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững”.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Trung Kiên/TTXVN.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường; Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật Vũ Trọng Lâm và Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Lê Thành Đô chủ trì Hội thảo.

Dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương; các viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo; các Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Lữ hành Việt Nam, Khách sạn Việt Nam; các công ty, doanh nghiệp, lữ hành; các nhà nghiên cứu, khoa học và tác giả có bài tham luận tại Hội thảo…

Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Điện Biên là tỉnh có nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn, điều quan trọng là phải làm nổi bật lên những giá trị tiềm ẩn ấy để phát triển du lịch. Điện Biên cần có định hướng cụ thể, phải tạo nên sự riêng biệt từ những sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có; phải tìm kiếm, kêu gọi những nhà đầu tư, lập quy hoạch đầu tư về văn hóa để tạo nên những sự hấp dẫn lớn mạnh đối với du lịch địa phương.

Điện Biên cần làm sao để hình thành trên bản đồ thế giới trở thành trung tâm du lịch mà các nước sẽ đến. Tỉnh cần nhanh chóng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch, tạo không gian mới cho phát triển du lịch. Tỉnh cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các địa phương tạo thành chuỗi điểm đến, trong đó, Điện Biên Phủ phải là điểm nhấn để thu hút du khách đến với vùng Tây Bắc.

Phó Thủ tướng lưu ý, việc phát triển du lịch cần dựa trên yếu tố cốt lõi là bảo tồn, tôn trọng giá trị tự nhiên. Du khách hiện có xu hướng thích khám phá những nét hoang sơ, tự nhiên. Điện Biên có thế mạnh về núi đồi, bản làng, cộng đồng 19 dân tộc anh em cùng chung sống và những nét văn hóa, tín ngưỡng riêng biệt, độc đáo sẽ là điểm nhấn để thu hút du khách trong và ngoài nước đến khám phá, trải nghiệm. Bên cạnh đó, việc phát triển du lịch phải lấy người dân làm trung tâm. Mỗi người dân cần trở thành một sứ giả văn hóa có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan, bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau.

Các đại biểu đã phân tích, đánh giá thực trạng, tiềm năng, các điều kiện, yếu tố tác động và những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch bền vững của tỉnh Điện Biên.

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng, mỗi địa phương phải có sản phẩm đặc sắc, tiêu biểu, phát triển đồng đều, chú trọng về liên kết. Việc cần làm là đánh giá đúng thực trạng phát triển du lịch Điện Biên trong những năm qua. Từ đó định hướng phát triển du lịch Điện Biên bền vững, làm rõ lợi thế cạnh tranh, sự độc đáo, khác biệt; đồng thời áp dụng khoa học công nghệ, cải thiện chất lượng dịch vụ... có như vậy du lịch Điện Biên mới được “cất cánh”, định vị lại trong bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Lâm, Giám đốc - Tổng Biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, Điện Biên cần xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các loại hình du lịch thế mạnh. Trong đó đặc biệt quan tâm loại hình du lịch cộng đồng, hoạt động trải nghiệm thực tế tại các bản làng văn hóa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tỉnh cần chú trọng sự khác biệt của sản phẩm du lịch; xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn, bảo đảm sự hài hòa giữa phát triển và bảo vệ môi trường tự nhiên, sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Tiến sĩ Bùi Thanh Tuấn, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an, Bộ Công an cho rằng, Điện Biên có vị trí quan trọng đặc biệt đối với vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ và của cả nước trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, chính trị, quốc phòng và an ninh. Tỉnh có thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng; lịch sử hào hùng, văn hóa đặc sắc, khí hậu trong lành, là nơi hội tụ tinh hoa của vùng Tây Bắc.

Đây là tiềm năng, thế mạnh quan trọng giúp Điện Biên vươn lên mạnh mẽ, bứt phá trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đặc sắc, đặc biệt trên các lĩnh vực: Du lịch lịch sử - tâm linh; văn hóa - sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí, chăm sóc sức khỏe…

Điện Biên cần phát huy vai trò của văn hóa, lịch sử trong phát triển du lịch; chú trọng xây dựng thương hiệu, xúc tiến quảng bá du lịch nói chung và du lịch văn hóa, lịch sử nói riêng một cách chuyên nghiệp, hiệu quả. Tỉnh cũng cần xây dựng các sản phẩm du lịch trình diễn với các bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc.

Hội thảo khoa học quốc gia “Điện Biên phát huy tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch bền vững” đóng vai trò quan trọng trong chuỗi sự kiện Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024, là hội thảo có tính chuyên môn cao và mang tính định hướng về phát triển du lịch tỉnh trong giai đoạn tới.

Hội thảo sẽ góp phần tiếp tục triển khai có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển du lịch nói chung cũng như khai thác các tiềm năng, phát triển lợi thế du lịch bền vững tại tỉnh Điện Biên nói riêng. Với những tiềm năng, lợi thế to lớn, ngành Du lịch Điện Biên có nhiều cơ hội tăng trưởng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Điện Biên đã và đang trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khu vực Tây Bắc và cả nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.