Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 16/3, tại Quảng trường 7/5 (thành phố Điện Biên Phủ), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban 2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng; đại biểu các nước cùng lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, lãnh đạo nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh tham dự chương trình.

Phát biểu khai mạc, Bí thư Tỉnh ủy Điện Biên Trần Quốc Cường nhấn mạnh: Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, cùng trí tuệ và bản lĩnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, quân và dân ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Kế thừa truyền thống cách mạng anh hùng của quân và dân ta, trong chặng đường 70 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương cùng sự ủng hộ, phối hợp của các địa phương, các doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân..., Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Điện Biên đã giành nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Từ đó xây dựng Điện Biên trở thành điểm đến thân thiện, hấp dẫn, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè, du khách.

Qua các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch được tổ chức trong năm 2024, tỉnh Điện Biên mong muốn được đón tiếp nhiều hơn nhân dân, bạn bè, du khách trong nước, quốc tế về Điện Biên tham quan, trải nghiệm, hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế… xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển; đồng thời quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất và người Điện Biên trên bản đồ du lịch Việt Nam và quốc tế.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà khẳng định, chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2024 được xây dựng trên âm hưởng hào hùng của Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với sự kết tinh của thiên nhiên hùng vĩ vùng đất biên cương và hình ảnh hoa Ban thể hiện vẻ đẹp đặc trưng của vùng đất Điện Biên với khát vọng hòa bình. Vinh quang Điện Biên Phủ cùng hàng nghìn địa chỉ đỏ trong cả nước không chỉ có ý nghĩa to lớn giáo dục nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, ý chí quật cường của các thế hệ cha anh mà còn khẳng định ý nghĩa vĩ đại về phong trào giải phóng các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

Đến với Điện Biên hôm nay, du khách còn được trải nghiệm sự kỳ vĩ của núi non hoang sơ, trùng điệp, những đỉnh đèo, biển mây, nếp nhà sàn, ruộng bậc thang cùng những lễ hội truyền thống. Hoa Ban đã đi vào tiềm thức, đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc trên miền Tây Bắc, như một biểu trưng cho tình yêu bất diệt, thể hiện ước vọng ngàn đời của cộng đồng các dân tộc về hạnh phúc vĩnh cửu.

Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các địa phương tích cực hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia 2024, đồng thời phát huy tinh thần sáng tạo của Điện Biên trong việc lựa chọn các chủ đề du lịch tôn vinh giá trị văn hóa con người tự nhiên ở từng vùng miền tạo nên hệ sinh thái du lịch Việt Nam đa dạng sắc màu.

Để đánh thức vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc cũng như những nét văn hóa hoang sơ, mộc mạc, giản dị trong đời sống hàng ngày của người dân, đưa du lịch Điện Biên thực sự cất cánh, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh Điện Biên cần có những giải pháp đồng bộ về quy hoạch, thu hút đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm du lịch khác biệt và đẳng cấp gắn kết với hệ sinh thái du lịch cộng đồng để khai thác giá trị hấp dẫn của đời sống lao động đầy sắc màu văn hóa. Điện Biên cần chú trọng xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện và bền vững, thúc đẩy chuyển đổi xanh, phát triển du lịch dựa vào hệ sinh thái, du lịch khám phá, trải nghiệm, phát huy mạnh mẽ các giá trị văn hóa, để thúc đẩy kinh tế duc lịch, lấy kinh tế du lịch làm nền tảng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.

Mỗi người dân cần trở thành một sứ giả văn hóa có trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ môi trường, cảnh quan, bởi đó chính là nguồn sống của hôm nay và mai sau. Tỉnh Điện Biên cần nhanh chóng chuyển đổi số ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch tạo ra không gian mới cho phát triển du lịch, giảm thiểu tác động đến môi trường; đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các địa phương tạo thành chuỗi điểm đến trong đó Điện Biên Phủ phải là điểm nhấn để thu hút du khách đến với vùng Tây Bắc. Tích cực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hình thành tư duy du lịch cho đồng bào dân tộc bởi chính họ đã làm nên sức hút và sự đặc sắc cho du lịch.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, với sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự năng động, sáng tạo, quyết tâm cao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, du lịch Điện Biên sẽ trở thành điểm đến của lịch sử, thiên nhiên, bản sắc hàng đầu của Việt Nam và khu vực.

Ngay sau Lễ khai mạc là Chương trình nghệ thuật “Về miền Hoa Ban” gồm 3 chương: Chương 1 “Điện Biên - Miền đất Huyền thoại”, diễn tả không gian văn hóa đa dạng về vẻ đẹp phong cảnh, truyền thống, lịch sử tâm linh và Huyền thoại về các anh hùng giữ nước bảo vệ quê hương…; Chương 2 “Điện Biên - Du lịch theo những cánh bay”, giới thiệu tuyến du lịch Hàng không theo những cánh bay tới khắp vùng miền để trải nghiệm, hưởng thụ các tinh túy của thiên nhiên và của cha ông để lại cho chúng ta hôm nay; Chương 3 “Điện Biên - Những Mùa Hoa Kết nối muôn phương”, nói lên khát vọng phát triển Du lịch tỉnh Điện Biên và Du lịch Việt Nam trong tương lai cùng quá trình Hội tụ - Hội nhập - Kết nối muôn phương.

Chương trình có sự tham gia của các ngôi sao ca nhạc: Diva Hồng Nhung, Kyo York, Khánh Chi, Vân Khánh, Lê Anh Dũng, Nhóm Pb Nation, Minh Hải, Minh Hằng, Mạc Mai Sương, Lý Chùy De và Nghệ sĩ ưu tú Cải lương Xuân Đáng, Thu Quỳnh. Cùng các nghệ sĩ, diễn viên của các đơn vị nghệ thuật Trung ương, tỉnh Điện Biên, Lai Châu và một số tỉnh khác; các diễn viên không chuyên đến từ lực lượng vũ trang tỉnh, các trường Cao đẳng, các cháu thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Chương trình nghệ thuật được đầu tư­ xây dựng công phu, quy mô hoành tráng; sử dụng ngôn ngữ sân khấu: ca múa nhạc, kịch hình thể, sân khấu, với lời dẫn nghệ thuật và phóng sự clip hình ảnh + vẽ 3D, 4D visoul art + hình ảnh chiếu công nghệ lazer... pháo hoa điện xuyên suốt, liên tục. Đặc biệt chương trình có sử dụng công nghệ mới Dron-Bat flycamera nhằm tạo hiệu ứng mới mẻ cho người xem.

Đặc biệt, chương trình nghệ thuật với sự gắn kết giữa con người và thiên nhiên, lịch sử, văn hóa nhằm khơi dậy trong bầu nhiệt huyết trong mỗi người dân Việt Nam, niềm tự hào lớn lao. Qua đó, bảo tồn, gìn giữ các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và tôn vinh chủ thể sáng tạo; quảng bá tiềm năng du lịch, giới thiệu những điểm đến du lịch hấp dẫn của thiên nhiên cùng các giá trị văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa tỉnh Điện Biên - Tây Bắc nói riêng với du khách bốn phương. Từ đó, đưa Điện Biên ngày một phát triển đi lên song hành trong tổng thể phát triển bền vững đất nước.

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa Ban từ ngày 16 - 18/3 còn diễn ra nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc như: Show diễn thực cảnh "Huyền tích UVA"; không gian văn hóa vùng cao; hoạt động thể thao; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm làng nghề truyền thống; Liên hoan nghệ thuật xòe Thái, khèn Mông, trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc; Hội thảo khoa học Quốc gia "Điện Biên phát huy tiền năng, lợi thế để phát triển du lịch bền vững"; Cuộc thi ảnh “Lung linh miền Hoa Ban”.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Ảnh minh hoạ.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
(Ngày Nay) - Theo Bộ Y tế, kháng thuốc là một mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Việc phòng, chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.