Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Chương trình có nhiều tiết mục trình diễn của các dân tộc Hòa Bình gồm: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Kinh..., thu hút được hàng nghìn người dân cùng du khách trong và ngoài tỉnh tham gia.

Phát biểu khai mạc, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình Quách Thị Kiều nhấn mạnh, Hòa Bình là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc thiểu số, đông nhất là dân tộc Mường, tiếp đến là các dân tộc Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông.

Các dân tộc vừa có nét văn hóa, tín ngưỡng chung, vừa có nét văn hóa truyền thống, tín ngưỡng riêng của từng dân tộc, độc đáo, phong phú, đa dạng. Cùng với tiếng nói, trang phục là một di sản văn hóa truyền thống mang đặc trưng rất dễ nhận biết của từng dân tộc, chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người. Mỗi dân tộc lại có quy cách riêng về trang phục nhằm tạo nên sự phù hợp, khác biệt theo giới tính, lứa tuổi và địa vị xã hội. Nghệ thuật trang trí trên các loại trang phục cũng rất đa dạng, phong cách tạo hình hay họa tiết mang chủ đề và cả kỹ thuật thể hiện riêng... đó là những biểu trưng, đặc sắc cho văn hóa của từng dân tộc.

Tuy nhiên, thời gian qua, trang phục truyền thống của các dân tộc đang có dấu hiệu bị mai một. Tại các địa phương, phần lớn đồng bào dân tộc thiểu số không còn mặc trang phục truyền thống trong đời sống sinh hoạt hằng ngày mà chỉ mặc trong dịp lễ, Tết, lễ hội, đám hiếu, hỷ… Không chỉ vậy, nhiều bạn trẻ còn e ngại và không biết mặc các bộ trang phục của dân tộc mình đúng cách.

Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình ảnh 1

Các đại biểu và du khách trong và ngoài tỉnh chung vui múa xòe cùng các dân tộc tỉnh Hòa Bình.

Do vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tham mưu với UBND tỉnh Hòa Bình định kỳ tổ chức các cuộc thi trình diễn trang phục truyền thống gắn với các lễ hội, ngày hội văn hóa; khuyến khích các nghệ nhân, diễn viên và các tầng lớp nhân dân mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi tham gia các cuộc họp, lễ hội và trình diễn các loại hình nghệ thuật trên sân khấu.

Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình nhằm tiếp tục quảng bá, giới thiệu giá trị độc đáo của trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tới du khách trong nước và quốc tế. Thông qua chương trình, Ban tổ chức mong muốn khơi dậy khát vọng, lòng tự hào về các di sản văn hóa quý báu của mỗi dân tộc.

Đây còn là không gian văn hóa độc đáo để các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên quần chúng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống, thắt chặt tình đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, tiến bộ; đồng thời thúc đẩy sự phát triển du lịch của địa phương./.

Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.