Đừng sợ hãi quá mức nếu không muốn chết sớm

Sợ hãi là cơ chế bảo vệ giúp con người tránh xa những hiểm nguy. Nhưng nếu một người sợ hãi lên đến cùng cực, người đó có thể tử vong ngay tức khắc.
Đừng sợ hãi quá mức nếu không muốn chết sớm

Sợ hãi là một trạng thái cảnh báo từ não bộ trước một mối hiểm nguy lớn có thể xảy đến với bản thân con người. Nó giống như một tín hiệu thúc giục chúng ta mau chóng tránh xa hoặc hóa giải những tác động gây nguy hại cho cơ thể.

Giống như việc ta đứng trên nóc một tòa nhà cao tầng, bộ não sẽ phát ra tín hiệu nguy hiểm khiến chúng ta lo sợ và điều khiển cơ thể tránh xa khỏi những mép nguy hiểm không có rào chắn. Hay khi chúng ta lái xe trên đường phố tập trung có nhiều xe cộ tốc độ cao cùng những góc đường khuất tầm nhìn cũng sẽ được não bộ "nhắc nhở" bằng cách giảm tốc độ và chú ý quan sát

Đây là một trong những bản năng sinh tồn thường thấy ở rất nhiều sinh vật sống tồn tại trên Trái đất. Nhưng đôi khi nỗi sợ hãi lại trở nên phản tác dụng và khiến bản thân vật thể còn gặp những tổn thương lớn hẳn những gi mà bộ não đang cảnh báo.

Đừng sợ hãi quá mức nếu không muốn chết sớm ảnh 1

Khi gặp phải những nỗi sợ hãi mang đến sự căng thẳng tột độ giống như việc cận kề cái chết hoặc cảm nhận, chạm mặt những sự vật hiện tượng ma quái cũng sẽ khiến cho con người gây nên sự xung đột cơ thể lên đến đỉnh điểm và dẫn đến tử vong.

Vào thế kỷ 18, một y tá tại Vienne kể lại về hậu quả tai hại của trò đùa mà các sinh viên tại trường y dược của ông đã thực hiện đối với một thư ký trong trường mà họ không có cảm tình.

Các sinh viên này ban đầu chỉ muốn dọa người thư ký bằng cách khống chế, bịt mắt anh ta và thông báo rằng anh ta sắp bị chặt đầu.

Sau khi họ chườm một tấm khăn lạnh lên sau cổ anh ta đã tưởng rằng đó là lưỡi dao và nỗi sợ hãi cùng cực đã khiến người này chết ngay tại chỗ.

Một ví dụ khác nữa về một trường hợp nỗi sợ hãi khiến nạn nhân của nó đã khốn khổ đến thế nào. Vào năm 2007, đã ghi nhận trường hợp bệnh nhân tham gia thí nghiệm của bác sỹ Roy Reeves. Người bệnh nhân này do mắc bệnh trầm cảm nên đã uống hết một lọ chứa đầy thuốc.

Tuy nhiên sau đó ông đã cảm thấy hối hận về quyết định này và nhanh chóng tìm đến bệnh viện.

Khi đến nơi, ông đã té nhào ra đất ở ngay phòng tiếp tân. Tình trạng của ông này dường như rất nghiêm trọng - huyết áp tăng cao và hơi thở trở nên rất gấp.

Tuy nhiên kết quả thử nghiệm máu lại không nhận thấy ông này đã sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Đừng sợ hãi quá mức nếu không muốn chết sớm ảnh 2

Một vài tiếng sau, một bác sỹ có mặt và thông báo rằng ông đã sử dụng một loại thuốc giả, làm bằng đường. Sau khi nghe tin, mọi triệu chứng của người này hoàn toàn biến mất và sức khỏe hồi phục hoàn toàn nhanh chóng.

Từ những ví dụ trên cho thấy rằng, nỗi sợ hãi đôi khi chỉ là hoang đường cũng khiến cho não bộ tưởng thật và liên tục gây ra những xung đột gây hại trong cơ thể.

Nếu bạn nghe nhiều về việc sử dụng điện thoại sẽ khiến bạn cảm thấy nhức đầu, hay nghe bạn bè nói về việc dị ứng một loại thức ăn nào đó, đôi khi những điều này hoàn toàn không xảy ra đối với bạn nhưng chính niềm tin vào nó đã khiến cho những triệu chứng tương tự như vậy xảy ra.

Dựa vào triệu chứng tâm lý đặc thù này, các nhà nghiên cứu hiện đại cũng đã tìm cách sử dụng khả năng tưởng tượng của bộ não cho các phương pháp chữa trị, thay vì làm hại.

Đây được gọi là phương pháp sử dụng hiệu ứng 'placebo' (gây dựng niềm tin hài lòng cho người khác trong tiếng latinh).

Đừng sợ hãi quá mức nếu không muốn chết sớm ảnh 3

Đã có nhiều thí nghiệm cho những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo sử dụng những viên thuốc không có tác dụng, nhưng các bác sĩ đều nói rằng đây là phương pháp trị liệu khoa học, đắt tiền, bên cạnh đó đưa ra một số lời trấn an từ những người giả vờ là những bệnh nhân đã qua khỏi trước đó.

Một số người đã có niềm tin thực sự vào phương pháp này và có những tiến triển sức khỏe rõ rệt.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt các bác sỹ vào tình thế khó xử cũng như gặp các vấn đề về đạo đức y học khi trách nhiệm của họ là phải thông báo đúng tình trạng của bệnh nhân cũng như cho họ biết sự thật về thuốc họ đang sử dụng.

Đinh Hỷ

Theo thước đo của Liên hợp quốc, các quốc gia có hơn 7% dân số từ 65 tuổi trở lên được coi là xã hội già hóa, trên 14% là “xã hội già,” trong khi trên 20% là “xã hội siêu già." Nguồn: The Korea Times
Hàn Quốc chính thức trở thành xã hội "siêu già"
(Ngày Nay) - Tính đến ngày 23/12, Hàn Quốc có 10,24 triệu người từ 65 tuổi trở lên, chiếm 20% tổng dân số 51,22 triệu người của cả nước, chính thức trở thành xã hội "siêu già theo thước đo của Liên hợp quốc.
Tiết mục xiếc thú vui nhộn nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình từ phía các bạn nhỏ (Ảnh: Vân Hương).
Xiếc Việt nỗ lực chuyển mình trong kỷ nguyên mới
(Ngày Nay) - Những năm gần đây, nghệ thuật xiếc Việt Nam đã mạnh dạn sáng tạo và tìm tòi những cách thức độc đáo để “làm mới”. Loại hình nghệ thuật này đang dần khẳng định sức hút riêng và trở thành điểm sáng trong bức tranh nghệ thuật nước nhà.