Đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ chính thức khai thác thương mại vào 6/11

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông sẽ được Bộ Giao thông Vận tải bàn giao cho Hà Nội tiếp nhận, sau đó sẽ chính thức khai thác vận hành thương mại vào sáng ngày 6/11.

Thông tin tại buổi họp báo cung cấp thông tin, kế hoạch bàn giao, khai thác giai đoạn đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vào chiều 4/11, theo ông Tuấn, thành phố Hà Nội là đơn vị khai thác vận hành tuyến đường sắt này. Quá trình vận hành sẽ trải qua 3 giai đoạn.

Cụ thể, giai đoạn 1 là vận hành chạy thử vào cuối năm 2020 và đầu 2021. Từ ngày 6/11/2021 bước sang giai đoạn 2 với thời gian là 1 năm. Trên cơ sở đó, tư vấn đánh giá an toàn hệ thống và nếu đủ điều kiện sẽ chuyển sang giai đoạn 3.

“Dự án chậm 6 năm với nhiều vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy chuẩn tiêu chuẩn công nghệ, năng lực quản lý hệ thống, nguồn vốn vay… Đây là tuyến đường sắt đầu tiên của Việt Nam và dù các công nghệ, quy định đều khó khăn vướng mắc nhưng đến nay sau 10 năm kể từ khi thực hiện dự án đã về đích,” ông Tuấn nói.

Bổ sung thêm, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Ngọc Đông cho biết 13 đoàn tàu của tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông chỉ là một nửa số đoàn tàu. Sau đó, tuyến này sẽ được kéo dài lên Xuân Mai và sẽ có tổng số tới 23-26 đoàn.

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho biết, kế hoạch vận hành giai đoạn đầu tính tối thiểu 1 năm từ bàn giao. Trong đó, sáu tháng đầu sau khi tiếp nhận sẽ vận hành từ thấp đến cao để phù hợp với mức độ sử dụng dịch vụ của người dân và điều hành linh hoạt (mở tuyến lúc 5 giờ và đóng tuyến 23 giờ, 1 tuần đầu 15 phút/chuyến, tuần sau 10 phút chuyến, nhưng nếu khách đông sẽ điều chỉnh tần suất giờ tàu chạy nhằm tiết kiệm và hiệu quả).

“Trong vòng 15 ngày đầu sẽ miễn phí hành khách đi tàu, sau đó sẽ thu tiền. Sáu tháng sau sẽ mở tuyến từ 5 giờ 30 và đóng tuyến 23 giờ 30, tần suất 6 phút/chuyến,” ông Trường cho biết.

Đường sắt Cát Linh-Hà Đông sẽ chính thức khai thác thương mại vào 6/11 ảnh 1

Ảnh: Dân Trí

Về giá vé, ông Trường cho biết, giá vé của tuyến đường sắt xây dựng trên cơ sở khuyến khích người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng và được thành phố phê duyệt. Giá vé chặng 8.000-15.000 đồng, giá mở cửa 7.000 đồng, cứ đi 1km cộng thêm 600 đồng; giá vé ngày là 30.000 đồng. Giá vé tháng phổ thông 200.000 đồng/người, với đối tượng ưu tiên là 100.000 đồng/tháng.

“Trên thế giới, khai thác đường sắt đô thị chỉ có Nhật Bản và Hongkong là thu đủ bù chi, giá vé tuyến Cát Linh-Hà Đông đã bao gồm khoản trợ giá, phí mua bảo hiểm hành khách đã nằm trong giá vé,” vị Tổng giám đốc Metro Hà Nội khẳng định.

Hiện tại, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ vận hành tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông có 651 nhân sự tuy nhiên theo yêu cầu của Tư vấn, phía Metro Hà Nội đã bổ sung thêm 82 nhân sự; 41 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu tại Trung Quốc, 16 nhân sự được đào tạo nghiệp vụ lái tàu trong nước. Như vậy, bình quân 1km có 56 người vận hành.

Trên dọc hành lang đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông có 55 tuyến buýt có trợ giá kết nối ngang và dọc, đã được phê duyệt từ năm 2020 đồng thời di dời các điểm tiếp cận xe buýt gần nhà ga của tuyến đường sắt. Nhà ga ít nhất có 7 tuyến xe buýt và nhà ga Cát Linh hay Yên Nghĩa là 16 tuyến. Các nhà ga đã bố trí điểm gửi xe máy, xe đạp.

Sau 10 năm xây dựng, 13km đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) cũng sắp được đưa vào khai thác thương mại, đánh dấu tuyến đầu tiên của Việt Nam lăn bánh. Dự án đường sắt này được khởi công năm 2011 và phải lùi tiến độ nhiều lần; tổng mức đầu tư tăng từ 8.769 tỷ đồng lên 18.001 tỷ đồng (tăng 9.231 tỷ đồng).

Theo Bộ GTVT, dự án này chậm tiến độ, tăng vốn, trách nhiệm chính thuộc về Tổng thầu EPC (Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc); Bộ GTVT, Ban Quản lý dự án đường sắt với vai trò chủ đầu tư, chịu trách nhiệm trong công tác quản lý điều hành dự án;

Tư vấn thiết kế bước lập dự án chịu trách nhiệm về chất lượng lập dự án đầu tư (Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT - TEDI). Chủ đầu tư phần giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm về chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng (UBND TP.Hà Nội)

Tư vấn giám sát chịu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo thi công, quản lý tiến độ, chất lượng, giá thành xây dựng (Công ty TNHH giám sát xây dựng Viện nghiên cứu thiết kế công trình đường sắt Bắc Kinh).

Hiện Ban Quản lý dự án đường sắt đang rà soát các điều khoản trong Hợp đồng EPC, xác định rõ trách nhiệm của Tổng thầu và các bên liên quan để giải quyết các vướng mắc phát sinh theo quy định pháp luật và hợp đồng đã ký.

Dự án được phê duyệt năm 2008, với mục tiêu dự kiến hoàn thành cuối năm 2013. Tuy nhiên, do chậm tiến độ nên phải lùi mốc hoàn thành nhiều lần. Khi dự án hoàn thành phần xây lắp, chạy thử lại vướng thủ tục, tới nay mới chính thức xong công tác nghiệm thu, chuẩn bị bàn giao để đưa vào khai thác thương mại.

Tính từ khi nghiên cứu lập dự án tới nay, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông trải qua 5 thời kỳ Bộ trưởng Bộ GTVT, gồm: ông Đào Đình Bình, ông Hồ Nghĩa Dũng, ông Đinh La Thăng, ông Trương Quang Nghĩa và hiện là ông Nguyễn Văn Thể.

TIN LIÊN QUAN
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
Lưu ý đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024 với thí sinh tự do
(Ngày Nay) - Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, các thí sinh sẽ chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Trong đó, thí sinh tự do sẽ đăng ký dự thi trực tiếp, không phải trực tuyến như học sinh đang học lớp 12; địa điểm đăng ký dự thi do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.
Mỹ tìm cách tăng cường viện trợ cho Gaza
(Ngày Nay) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Jordan để thảo luận về các cách thức thúc đẩy vận chuyển hàng viện trợ đến Dải Gaza và thảo luận về tình hình căng thẳng trong khu vực thời gian qua.
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
Vốn FDI thực hiện 4 tháng cao kỷ lục trong 5 năm
(Ngày Nay) - Theo Báo cáo kinh tế-xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tại Việt Nam 4 tháng qua ước đạt 6.28 tỷ USD, tăng 7.4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là vốn FDI thực hiện cao nhất của 4 tháng đầu năm trong 5 năm qua.
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.