EU cương quyết từ chối đề nghị của Thủ tướng Anh xóa bỏ điều khoản 'chốt chặn'

Ngày 20/8, Ủy ban châu Âu (EC) cho rằng điều khoản "chốt chặn" là phương tiện duy nhất cho tới nay được cả Anh và Liên minh châu Âu (EU) công nhận để tránh việc thiết lập trở lại các biện pháp kiểm soát biên giới trên diện rộng tại đảo Ireland sau khi Anh rời EU, hay còn gọi là Brexit.
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh, ngày 28/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Cờ Anh (phía dưới) và cờ EU (phía trên) tại thủ đô London, Anh, ngày 28/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi hôm 19/8, Thủ tướng Anh Boris Johnson gửi thư tới Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk để yêu cầu EU loại bỏ điều khoản "chốt chặn" kể trên ra khỏi thỏa thuận Brexit hiện tại.

Phát biểu tại cuộc một cuộc họp báo, người phát ngôn EC Natasha Bertaud cho biết lá thư của ông Johnson không đưa ra được giải pháp hợp pháp nào để ngăn chặn nguy cơ tái thiết lập đường biên giới cứng giữa vùng lãnh thổ Bắc Ireland (thuộc Anh) và CH Ireland.

phát ngôn EC tái khẳng định quan điểm của EU về điều khoản này đã rất rõ ràng rằng đây là phương tiện duy nhất được cả hai bên công nhận và tôn trọng.

Về phần mình, ông Donald Tusk cũng cho biết lá thư của Thủ tướng Anh không đưa ra được "những lựa chọn thực tế" thay thế cho điều khoản trên. Ông Tusk khẳng định điều khoản này là một sự đảm bảo để tránh việc thiết lập các biện pháp kiểm soát biên giới trên đảo Ireland.

Chia sẻ trên Twitter cá nhân, ông Tusk cho rằng những người phản đối điều khoản này nhưng không đưa ra biện pháp thay thế, thực ra chính là những người ủng hộ tái thiết lập đường biên giới trên đảo Ireland dù không thừa nhận.

Trong khi đó, người phát ngôn của Thủ tướng Phần Lan Antti Rinne cho biết ông này cũng đã tái khẳng định với người đồng cấp Anh Boris Johnson rằng EU sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit. Phần Lan hiện là quốc gia giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU.

Đây được cho là những câu trả lời cương quyết từ phía EU với đề nghị của Thủ tướng Johnson xóa bỏ điều khoản "chốt chặn" và đưa ra những điều khoản mới trong bối cảnh Anh sẽ rời EU trong 10 tuần nữa. 

Thủ tướng Johnson sẽ tới Berlin ngày 21/8 để gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel, sau đó gặp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 22/8 để thuyết phục lãnh đạo hai nước này ủng hộ bỏ điều khoản "chốt chặn" ra khỏi dự thảo thỏa thuận giữa Anh và EU.

Theo TTXVN
Bình luận
Tập di cảo thơ "Những ngày tháng Tám" của nhà thơ, nhà giáo, liệt sĩ Trần Quang Long.
Những kỷ vật đi cùng năm tháng
(Ngày Nay) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã trải qua nửa thế kỷ nhưng âm vang hào hùng vẫn vang vọng, lắng sâu trong lòng mỗi người con đất Việt, đặc biệt là khi ta lặng mình trước hàng trăm kỷ vật thiêng liêng đang được trân trọng lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tiêm vắc xin phòng bệnh tại CDC Đồng Nai. (Ảnh minh hoạ)
Bảo đảm thông suốt công tác phòng, chống dịch, tiêm chủng sau sáp nhập các đơn vị y tế
(Ngày Nay) - Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành phố bảo đảm hoạt động thông suốt, không để gián đoạn làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm chủng mở rộng sau khi nhập sáp nhập, hợp nhất các đơn vị y tế ở các cấp... là nội dung quan trọng trong công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn giao mùa.
Quá trình kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 212.000 sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, chủ yếu là vitamin, collagen, glucosamin... do nước ngoài sản xuất.
Thu giữ hơn 200.000 sản phẩm vitamin, collagen không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Ninh đột xuất kiểm tra, phát hiện và thu giữ trên 25 tấn, tương đương với khoảng 200.000 sản phẩm là vitamin, collagen thuộc lĩnh vực thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có hoá đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp.
Người dân Nhật Bản. Ảnh minh họa
Có đến 68% người Nhật ủng hộ độc lập hơn với Mỹ
(Ngày Nay) - Theo một cuộc khảo sát toàn quốc ở Nhật Bản, khoảng 68% người được hỏi cho rằng Nhật Bản nên theo đuổi lập trường độc lập hơn với Mỹ, ở câu hỏi khác, 77% hoài nghi sự bảo vệ từ Mỹ với nước này.