Giải thích Theo Culture Trip, sampot là trang phục truyền thống của Campuchia. Ngày nay, người dân cả nam và nữ ở nông thôn vẫn thường xuyên mặc sampot, như một dạng sarong (khăn quấn). Chiều dài sampot gần 3m, rộng khoảng 1m. Người mặc quấn sampot ở phần dưới cơ thể, sử dụng phần đuôi của hai đầu thắt vào khoảng giữa hai chân, cố định bởi thắt lưng kim loại. Sampot trông giống quần hơn là váy và thường có màu sắc sặc sỡ, trang trí nổi bật.
2 Trang phục này được công nhận là trang phục truyền thống từ khi nào?
icon
Phù Nam
icon
Chân Lạp
icon
Khmer
Giải thích Theo Culture Trip, sampot là trang phục truyền thống của Campuchia kể từ thời Phù Nam (đầu công nguyên).
3 Lãnh thổ Campuchia rộng hơn...?
icon
Hơn 160.000 km2
icon
Hơn 170.000 km2
icon
Hơn 180.000 km2
Giải thích Campuchia, tên chính thức là Vương quốc Campuchia, nằm trên bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Quốc gia này giáp vịnh Thái Lan ở phía nam, Thái Lan ở phía tây, Lào ở phía bắc và Việt Nam ở phía đông. Lãnh thổ Campuchia rộng hơn 181.035 km vuông, dân số hiện hơn 16 triệu, thủ đô là Phnom Penh.
4 Ngôn ngữ chính thức của Campuchia là gì?
icon
Tiếng Khmer
icon
Tiếng Miến Điện
icon
Tiếng Shan
Giải thích Theo World Atlas, Campuchia có ngôn ngữ chính thức là Khmer, được gần 90% dân số sử dụng trong quản lý nhà nước, truyền đạt kiến thức ở mọi cấp học, trên phương tiện truyền thông… Tiếng Khmer là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trong ngữ hệ Nam Á, sau tiếng Việt. Tiếng Phạn và tiếng Pali, hai ngôn ngữ sinh ra thời Ấn Độ cổ đại và được giới thiệu ở Campuchia trong thời kỳ truyền bá đạo Hindu và Phật giáo, đã ảnh hưởng đáng kể đến ngôn ngữ Khmer. Tiếng của người Khmer ở các vùng miền khác nhau chịu ảnh hưởng bởi tiếng Chăm, tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Lào do sự gần gũi về văn hóa, địa lý.
5 Đâu là ngoại ngữ quan trọng ở Campuchia trước năm 1993?
icon
Tiếng Anh
icon
Tiếng Pháp
icon
Cả 2 thứ tiếng trên
Giải thích Tiếng Pháp là một trong những ngoại ngữ quan trọng ở Campuchia. Đây từng là ngôn ngữ chính thức ở Đông Dương, hiện một số người Campuchia lớn tuổi vẫn sử dụng. Tiếng Pháp cũng được dùng trong một số trường học do chính phủ Pháp tài trợ. Campuchia là thành viên của La Francophonie (Cộng đồng Pháp ngữ), gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ có lượng người đáng kể sử dụng tiếng Pháp. Mặc dù tiếng Pháp chiếm ưu thế ở Campuchia trong thời gian dài, tiếng Anh dần thay thế từ năm 1993. Hiện nay, các biển báo trên đường phố thường được viết song ngữ, gồm tiếng Khmer và tiếng Anh. Nhiều trường đại học sử dụng tiếng Anh để dạy và học, số lượng ấn phẩm báo chí tiếng Anh ngày càng nhiều. Ngôn ngữ này xuất hiện trên tem và tiền của Campuchia thay vì tiếng Pháp như trước đây, trở thành ngoại ngữ chính trong giao dịch với các nước bạn.
6 Công trình xây dựng nào được in lên quốc kỳ Campuchia?
icon
Đền Bayon
icon
Đền Angkor Wat
icon
Đền Angkor Thom
Giải thích Angkor Wat, quần thể đền đài tại Angkor, Siem Reap, Campuchia là di tích tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 160 ha, được xem là đỉnh cao phong cách kiến trúc Khmer. Angkor Wat do vua Suryavarman II xây dựng vào đầu thế kỷ 12 nhằm tượng trưng cho núi Meru, quê hương của các vị thần cổ đại. Là biểu tượng quốc gia và niềm tự hào của người dân, Angkor Wat xuất hiện trên quốc kỳ Campuchia. Đây cũng là quốc gia duy nhất thiết kế quốc kỳ có công trình xây dựng.
7 Màu đỏ trên quốc kỳ tượng trưng cho điều gì?
icon
Lòng dũng cảm
icon
Sự tự do
icon
Nhà vua
Giải thích Nền cờ là ba sọc ngang, gồm hai sọc xanh nước biển và một sọc đỏ lớn hơn ở giữa. Biểu tượng ngôi đền Angkor Wat màu trắng nằm ở trung tâm lá cờ. Màu xanh trên quốc kỳ Campuchia tượng trưng cho sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh em, đồng thời tượng trưng cho nhà vua. Màu đỏ biểu thị lòng dũng cảm của nhân dân Campuchia.
8 Ngoài Angkor Wat, Campuchia còn nổi tiếng với công trình...?
icon
Đền Angkor Thom
icon
Đền Bayon
icon
Cả 2 đáp án trên
Giải thích Ngoài Angkor Wat, Campuchia nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc ấn tượng như đền Bayon với những khuôn mặt của thần Lokesvara (Quán Thế Âm), nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom. Những công trình này khiến Campuchia được biết đến với biệt danh đất nước chùa tháp, tương tự Thái Lan, Myanmar.
9 Tôn giáo chính thức của Campuchia là gì?
icon
Hồi giáo
icon
Đạo giáo
icon
Phật giáo
Giải thích Theo Facts and Details, khoảng 95% dân số Campuchia theo Phật giáo Theravada (Phật giáo Nguyên thủy/Phật giáo Thượng tọa bộ), một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa phổ biến ở Thái Lan, Lào, Myanmar và Sri Lanka. Khmer Đỏ (tổ chức chính trị cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979) đã phá hủy nhiều đền thờ và cố dập tắt tôn giáo này. Khi chế độ bị lật đổ, Phật giáo hồi sinh ở Campuchia. Người Chăm thiểu số tại Campuchia theo Hồi giáo, trong khi Đạo giáo và Nho giáo phổ biến ở những người Trung Quốc thiểu số.
10 Campuchia nổi tiếng với những văn hóa độc đáo. Khi đến quốc gia này, bạn cần lưu ý điều gì?
icon
Không chạm vào đầu người khác, dù là trẻ nhỏ
icon
Không ăn hay bắt tay bằng tay phải
icon
Không nên đi cả giày vào nhà
Giải thích Trang Trip Savyy cho biết, cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác, người Campuchia xem đầu là phần cơ thể cao quý và thiêng liêng nhất. Ngược lại, bàn chân là phần dơ bẩn và ít thiêng liêng nhất. Do đó, bạn không nên chạm vào đầu bất kỳ ai, kể cả xoa đầu trẻ em; không nên giơ cao chân quá đầu người khác. Khi ngồi xuống sàn, bạn nên giấu bàn chân để không chỉ vào ai đó. Trừ khi được cho phép, bạn luôn phải nhớ tháo giày trước khi bước vào một căn nhà. Người Campuchia thường bắt tay hoặc ăn uống bằng tay phải, vì tay trái được quan niệm dành riêng cho “nhiệm vụ khác” trong nhà vệ sinh. Khi trò chuyện với người Campuchia, bạn nên né các chủ đề nhạy cảm như chiến tranh, bạo lực hoặc Khmer Đỏ.
(Ngày Nay) - Với dàn nghệ sỹ đang được giới trẻ yêu thích cùng hàng loạt hoạt động bên lề sôi động, Y-Fest 2024 đã hoàn toàn “cháy vé” vài ngày trước giờ biểu diễn.
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
(Ngày Nay) - Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) kêu gọi khoản đóng góp tài chính 16,9 tỷ USD để xử lý khủng hoảng nạn đói đang leo thang trên toàn cầu.
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
(Ngày Nay) - Từ ngày 19-21/11/2024, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.