Giai đoạn 2 ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng, ông Phạm Công Danh ‘dính’ án 6.000 tỷ

(Ngày Nay) - Lần truy tố này, ông Danh bị quy buộc gây hậu quả với số tiền 6.000 tỷ đồng cho chính ngân hàng của ông!
Ông Phạm Công Danh rời phiên tòa ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng sau khi bị cấp phúc thẩm tuyên y án 30 năm tù và bồi hoàn thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Tân Châu
Ông Phạm Công Danh rời phiên tòa ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng sau khi bị cấp phúc thẩm tuyên y án 30 năm tù và bồi hoàn thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Ảnh: Tân Châu

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa kết thúc điều tra, đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng – VNCB) và 23 đồng phạm vì đã có hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Cụ thể, theo Cơ quan điều tra, trong vụ ‘đại án’ 9.000 tỷ đồng xảy ra tại VNCB, Cơ quan điều tra đã quyết định tách phần liên quan tới 3 ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV ra để điều tra riêng (giai đoạn 2). Sau thời gian điều tra, đủ cơ sở kết luận ông Danh và các đồng phạm đã gây thiệt hại lớn.

Cụ thể là sau khi làm chủ tịch VNCN (tiền thân của Trustbank), ông Danh và đồng phạm lập các hồ sơ khống vay vốn để rút tiền sử dụng. Đáng lưu ý là đây cũng là thời điểm mà đang bị đưa vào diện kiểm soát, mọi giao dịch trị giá 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước.

3 ngân hàng mà ông Danh và đồng phạm thực hiện các hành vi sai trái là: Tại Sacombank, ông Danh và đồng phạm lấy tiền của VNCB gửi qua Sacombank làm tài sản bảo lãnh, nhằm mục đích trả nợ thay cho 6 Cty do ông Danh thành lập và điều hành đứng tên trên hồ sơ vay vốn, gây thiệt hại cho 1.800 tỷ đồng.

Tương tự với thủ đoạn như trên, ông Danh và đồng phạm gây dùng tiền gửi của VNCB tại TPBank bảo lãnh và trả nợ thay cho 11 công ty đứng tên trên hồ sơ vay vốn TPBank để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.700 tỷ đồng. Tại BIDV, ông Danh cũng đã dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty do ông thành lập gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.500 tỷ đồng.

Kết luận điều tra cho rằng 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV do giám định về thiệt hại của đoàn giám định Ngân hàng Nhà nước xác định thiệt hại không xảy ra tại 3 ngân hàng này, nên những cá nhân liên quan của 3 ngân hàng này không phạm tội và ông Danh cùng 23 đồng phạm gây thiệt hại cho chính VNCB.

Trước đó, như Tiền Phong đã đưa tin, sau 41 ngày xét xử và nghị án, 18 giờ tối ngày 9/9/2016 phiên tòa sơ thẩm của TAND TP.HCM, xét xử sai phạm xảy ra tại VNCB (giai đoạn 1 vụ án) đã kết thúc sau phần tuyên án. Phạm Công Danh phải chịu hình phạt 18 năm tù cho tội danh “Cố ý làm trái…” và 20 năm tù tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Tổng hình phạt chung mà bị cáo Danh phải chịu là 30 năm tù.

Cùng chung vụ án này, các đồng phạm của ông Danh cũng bị tuyên án tù. Sau án sơ thẩm, ông Danh kháng cáo và bị cấp phúc thẩm bác đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Vụ ‘đại án’ VNCB (giai đoạn 1) có nội dung, sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chủ trương phương án tái cơ cấu TrustBank (ngày 6/9/2012), ông Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối TrustBank (sau này đổi tên là VNCB).

Thời điểm đó, TrustBank đang bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên đều phải có ý kiến của Tổ giám sát- NHNN. Ông Phạm Công Danh ở vị trí là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Thiên Thanh, đã chỉ đạo thuộc cấp thực hiện các hành vi phạm tội.

Cụ thể là ông Phạm Công Danh chỉ đạo, tổ chức thực hiện lập hồ sơ khống về việc nâng cấp hệ thống Corebanking gây thiệt hại 63 tỷ đồng; Thuê trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành và 816 Sư Vạn Hạnh, Quận 10, TP. HCM gây thiệt hại 581,6 tỷ đồng; Ông Danh cũng chỉ đạo rút trên 5 nghìn tỷ đồng tại VNCB nhưng không được sự đồng ý và không có chữ ký của chủ tài khoản. Với 3 hành vi sai phạm trên, ông Phạm Công Danh đã gây thiệt hại 7 nghìn tỷ đồng cho VNCB.

Ngoài ra, ông Danh còn chỉ đạo lập hồ sơ khống cho vay gây thiệt hại 2 nghìn tỷ đồng, thông qua nội dung: Từ ngày 28/12/2012 đến ngày 11/3/2014,ông Phạm Công Danh sử dụng pháp nhân của 12 Cty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân, xây dựng các bộ hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, lập các biên bản họp HĐQT không có thật, chỉ đạo định giá nâng giá các lô đất thuộc Sân vận động Chi Lăng và lô đất tại 209 Trường Chinh, TP Đà Nẵng lên nhiều lần làm tài sản đảm bảo để vay tại VNCB 5 nghìn tỷ đồng (đã tất toán được 300 tỷ đồng).

Ông Phạm Công Danh cũng chỉ đạo sử dụng tiền vay trái với phương án và mục đích kinh doanh, chỉ đạo 15 cá nhân là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển khoản hoặc rút tiền mặt với số tiền là 4,7 nghìn tỷ đồng để trả nợ.

Trong đó có số tiền 1,4 nghìn tỷ đồng (trong khoản tiền 4,7 nghìn tỷ đồng), ông Phạm Công Danh khai chi chăm sóc khách hàng nhưng không giải trình được, gây thiệt hại trên 2 nghìn tỷ đồng. Tổng số tiền mà ông Danh với sự tiếp sức của các bị cáo trong vụ án là trên 9.000 tỷ đồng.

Theo Tiền Phong
Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết bí đỏ: Nét đẹp tự nhiên trong từng chi tiết đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Mẫu đèn Squash là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng kính màu xuất sắc nhất của Tiffany Studios, được lấy cảm hứng từ vẻ đẹp tự nhiên của hoa và lá bí đỏ. Thiết kế độc đáo với hình dạng quả bí kết hợp cùng kỹ thuật chế tác tinh xảo đã biến chiếc đèn này trở thành một kiệt tác nghệ thuật đầy ấn tượng.
Ảnh minh hoạ.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân
(Ngày Nay) - Bộ Công an cho biết, tính đến giữa tháng 4/2024, hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã kết nối với 16 bộ, ngành, 1 doanh nghiệp nhà nước, 3 doanh nghiệp viễn thông và 63 địa phương, tiếp nhận 1,5 tỷ yêu cầu tra cứu, xác thực thông tin công dân, 650 triệu yêu cầu đồng bộ thông tin công dân.
Các đại biểu tham quan triển lãm.
Trưng bày 70 tác phẩm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm Mỹ thuật 70 năm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ đã diễn ra ngày 3/5, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Sự kiện do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức nhân Kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024).
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang phát biểu.
Từ ngày 1/7, chỉ sử dụng duy nhất tài khoản VNeID trong thực hiện dịch vụ trực tuyến
(Ngày Nay) - Tổng số lượt sử dụng tài khoản định danh điện tử trên các Cổng dịch vụ công đến nay là trên 29,37 triệu, số lượt đăng nhập trên ứng dụng Etax của Tổng cục Thuế là gần 2,1 triệu lượt, số lượt đăng nhập trên ứng dụng VssID của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là hơn 10,4 triệu lượt. Tổng số tiền tiết kiệm được cho nhà nước ước tính 469 tỷ đồng.
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.