Giải mã về hiện tượng bóng đè dưới góc độ khoa học và tâm linh

Có người cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên người mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường,...
Giải mã về hiện tượng bóng đè dưới góc độ khoa học và tâm linh

Có những người bị rơi vào cảm giác như thấy mình bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công...muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Có người cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên người mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường,... Đó là hiện tượng "bóng đè" mà mỗi người ít nhất 1 lần trong đời phải trải qua.

Tiến sĩ Vũ Thế Khanh - Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Ứng dụng Tin học - UIA lý giải hiện tượng này như sau:

“Bóng đè là hiện tượng rất phổ biến, thường xảy ra khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ. Nhiều tài liệu nói rằng khi mọi người ngủ có đến 40 % đã bị “bóng đè”. Nhưng nếu căn cứ vào các triệu chứng và thống kê tỷ mỉ với thời gian đủ lớn (thống kê cho cả đời người) thì phải đến trên 80% dân số đã trải qua trạng thái “bóng đè”- có điều, sau khi ngủ dậy, nhiều người bị rơi vào “quên” hoặc không chú ý nên không nhận ra.

Trong các câu chuyện dã sử, hiện tượng này đã được người Trung Quốc ghi chép lại cách đây hơn 3.000 năm. Các nhà sử học Âu Châu cổ đại cũng đã mô tả hiện tượng tương tự, nhưng lại giải thích là do con quỷ ngồi đè lên nạn nhân khi họ đang ngủ, và được coi là những cơn ác mộng.

Có vẻ như cảm giác cực kỳ khó chịu do hiện tượng “bóng đè” đó gây ra đã ám ảnh hầu hết mọi nền văn hóa từ cổ chí kim, chỉ có điều người ta đã mô tả nó với nhiều hình thái và tên gọi khác nhau (nào là bị ma đè, nào là bị yêu tinh hớp hồn, nào là bị mộc tinh ám toán, nào là bị thần xà chiếu tướng…).

Hiện tượng bóng đè tuy không có tổn thương thực thể, nhưng gây bức xúc về tâm lý.

Bóng đè có thể diễn ra trong vài phút nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè, họ sẽ cảm thấy toàn thân mệt mỏi, rã rời và ướt đẫm mồ hôi

Bóng đè thường xảy ra trong giai đoạn cuối của giấc ngủ. Khi bị bóng đè thì bạn tạm thời bị bất động là do một cơ chế bảo vệ đã ngăn cản hệ vận động, không cho hệ thực hành mệnh lệnh của vỏ não đã ban ra trong giấc mơ. Nó giống như hệ thống rơle tự ngắt vậy.

Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm. Có những người lại ngủ thiếp đi và sáng hôm sau thường không nhớ họ đã gặp hiện tượng bóng đè.

Có người cứ ngủ đến khoảng nửa đêm là bị “bóng đè” không sao nhúc nhích được, cứ cố vùng vẫy thì lại càng bị 'giữ chặt'. Thấy họ bị ú ớ, người nằm cạnh lay mãi mới tỉnh. Vì không kiểm soát được giấc ngủ của mình, nên nhiều người đã không biết mình bị “bóng đè” khiến mệt mỏi khó thở lúc ngủ mà cứ nghĩ căn nhà bị ma ám, quỷ ám…

Có những người bị rơi vào cảm giác như thấy mình bị rơi từ trên cao xuống vực, hoặc thấy bị ai đó bóp cổ, bị chó đuổi, rắn tấn công...muốn chạy mà không nhúc nhích nổi. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe có sức mạnh đè lên nguời mà không thể nào đẩy ra được, khó thở, có khi bị ảo giác nhìn thấy những hình ảnh khủng khiếp, hoặc nghe được âm thanh bí ẩn. Có người còn thấy hình như có ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị đẩy ngã ra khỏi giường.

Có những người đang ngủ, chợt thức giấc và nhận ra mình đang ngừng thở, người tê cứng, như bị ai trói chặt, không thể nhúc nhích được, như có vật gì rất nặng đè lên ngực. Ý thức bản năng cố hết sức để vùng vẫy, đẩy cái “vật nặng” ấy ra nhưng các cơ thể không chịu nghe lời. Trong hoảng loạn, muốn gọi người bên cạnh lay giúp để thoát khỏi trạng thái đáng sợ đó nhưng chỉ có thể phát ra những tiếng ú ớ nhỏ. Thường phải tự vật lộn một lúc lâu, mới “hất” được “vật nặng”, thở hổn hển vì mệt và sợ.

Giải mã về hiện tượng bóng đè dưới góc độ khoa học và tâm linh - anh 1

Có những trường hợp khi chuyển về nhà mới cũng thường hay bị hiện tượng bóng đè. Vì sao?

- Khi bị bóng đè, vỏ não hoạt động nhanh, các tế bào thần kinh kích động mạnh, nhiệt độ trong sọ tăng do tăng chuyển hoá, hoàn toàn không khác gì lúc thức. Tuy nhiên, các giác quan lại không tiếp xúc với trần cảnh, các cơ bắp không căng vì luồng thần kinh vận động bị chặn, các trung khu thần kinh chỉ huy lời nói và cử động bị ức chế, thậm chí nhiều khi hệ hô hấp cũng ngừng hoạt động hoặc loạn nhịp, nên cơ thể mới có cảm giác bất lực như vậy.

Trong số những người bị “bóng đè” thì có đến 60% rơi vào tình trạng ngưng thở cục bộ.Nếu sự ngừng thở quá giới hạn cho phép thì có khi dẫn đến tử vong, mà đã tử vong rồi thì không còn quay lại để kể về hiện tượng bị “bóng đè” nữa, nên người đời có thể quy kết là bị đột tử, đột quỵ, trụy tim…

- Những cơn bóng đè này xuất hiện khá thường xuyên, không chỉ vào lúc ngủ sâu mà có khi vào lúc ngủ chập chờn, lơ mơ (kiểu nửa thức, nửa ngủ), thậm chí trong giấc ngủ trưa. Có những trường hợp tinh thần vẫn còn đang tỉnh táo mà cũng bị “bóng đè”

Bóng đè khác với mộng du. Khi bị mộng du, hệ cơ bắp được vận hành hoàn toàn theo chức năng bẩm sinh mà không cần sự điều khiển của ý thức chủ động, còn hiện tượng bóng đè thì tuy ý thức “ra lệnh” mà hệ vận động như bị “khóa chặt” nên không tuân theo.

Bóng đè là một hiện tượng tâm sinh lý điển hình của hệ thống tính năng cơ thể. Nó được ví như hệ thống “Rơle” trong kỹ nghệ, nhằm bảo vệ cơ thể bằng cách vô hiệu hóa những mệnh lệnh “tái sinh” từ hệ điều khiển đến hệ thống vận động trong lúc cơ thể đang được duy trì ở trạng thái “nghỉ” - do vậy sự “đè nén” ở đây không có thực thể mà chỉ là hiệu ứng do “cái bóng” gây ra mà thôi. Mệnh lệnh “tái sinh” chỉ là “mệnh lệnh ảo” được não bộ tái hiện lại, hoặc ”sáng tác ra” trong giai đoạn ta đang ngủ, vì vậy mệnh lệnh loại này chỉ được “chiếu thử” lên màn hình của não bộ mà không được thực thi bởi các cơ quan chức năng của cơ thể.

Chính vì vậy, trong suốt giai đoạn mộng mị của giấc ngủ, hoặc trong lúc bị “bóng đè”, cơ thể vẫn được duy trì trạng thái “nằm yên” bởi các cơ bắp bỗng nhiên bị “mất điện” nhằm ngăn cản các hành động có thể diễn ra theo kịch bản phiêu lưu quái dị và lãng mạn của não bộ vẽ vời ra.

Vậy, Hiện tượng bị “bóng đè” là triệu chứng nhiễu loạn chức năng cơ thể sinh học khi ta ngủ, ý thức rơi vào trạng thái tâm lý đặc biệt, gần như mất ‘rôtin” điều khiển, nên “hệ thống chức năng”hầu như mất thế chủ động. Đó là một trải nghiệm gây nên cảm giác hoảng sợ, hoang mang, bất an, giống như mình đang bị đè nén, bị khống chế mà không thể cưỡng nổi.

(còn tiếp...)

Theo Uia.com.vn
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.