Hà Nội kiến nghị hai nội dung liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Sáng 25/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp trực tuyến của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19. Các đồng chí: Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy; Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch; Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và lãnh đạo một số sở, ngành dự tại điểm cầu thành phố Hà Nội.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát phường Việt Hưng, quận Long Biên. (Ảnh minh hoạ)
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chốt kiểm soát phường Việt Hưng, quận Long Biên. (Ảnh minh hoạ)

Báo cáo tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội có một số kinh nghiệm đã triển khai, đó là sự chỉ đạo thống nhất từ thành ủy đến Ban Chỉ đạo, Sở chỉ huy và đến các địa phương, sâu và kỹ khi thực hiện chủ trương chung nhưng cũng có linh hoạt để phù hợp với từng địa phương. Huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, đặc biệt là sự ủng hộ, đồng lòng, tự giác của nhân dân. Thực tế qua triển khai cho thấy nơi nào nhân dân tích cực vào cuộc thì hiệu quả sẽ rất cao, kể cả khi giãn cách và nới lỏng giãn cách để thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.

Ông Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh, trong đợt dịch lần thứ 4, Hà Nội có hơn 4 nghìn ca F0, đến nay chỉ còn hơn 500 ca đang phải điều trị ở bệnh viện. Tuy nhiên, Hà Nội đã chủ động chuẩn bị phương án cao hơn, để có thể đáp ứng điều trị 40 nghìn ca F0 và đã chuẩn bị các điều kiện cách ly, thu dung, điều trị F0 thể nhẹ cũng như các bệnh viện phân tầng 2, 3. Thành phố cũng sẵn sàng sớm hơn một bước về các điều kiện về nhân lực, vật tư y tế, nguồn oxy, trang thiết bị máy móc để đề phòng diễn biến tình hình dịch bệnh xấu hơn.

Hà Nội luôn bám sát tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xét nghiệm diện rộng, tầm soát y tế toàn dân và được phân bổ vaccine để thành phố tiến hành tiêm chủng thần tốc cho nhân dân. Việc xét nghiệm sàng lọc nhanh đem lại hiệu quả rất cao và giúp Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, cho phép nhiều dịch vụ hoạt động. Thực tế, trước tình hình dịch bệnh phức tạp, Hà Nội phải thực hiện 4 lần giãn cách theo tinh thần Chỉ thị 16 CT – TTg, kéo dài 60 ngày đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong nêu rõ kinh nghiệm của thành phố là chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để khi có vaccine phải tiến hành tiêm ngay. Các dây chuyền tiêm toàn thành phố có thể đáp ứng 300 nghìn mũi/ngày. Ngoài ra, khi có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các tỉnh, thành, các cơ quan Trung ương thì có ngày Hà Nội tiêm được trên 600 nghìn mũi. Cùng với đó, thành phố đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền để nhân dân hiểu về tác dụng của tiêm chủng, nên việc triển khai rất thuận lợi nhờ nhận được sự hưởng ứng, đồng tình rất lớn của người dân. Vào lúc cao điểm nhất, chỉ trong một tuần lễ, thành phố đã tiêm được trên 3,5 triệu mũi, có điểm tiêm hoạt động đến 2 giờ sáng để đảm bảo tiêm hết cho người dân đã được mời.

Một kinh nghiệm nữa, theo ông Nguyễn Văn Phong là phải ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào phòng, chống dịch. Thời gian qua Hà Nội đã triển khai rất tốt việc khai báo y tế, tổng đài 1022, xây dựng được 2 phần mềm, một là phân loại điều trị F0, hai là phân loại theo dõi F1 và đang được ứng dụng rất hiệu quả. Đây thực sự là bài học quan trọng trong phòng, chống dịch.

Ngoài ra, ngay từ đầu khi có dịch từ năm 2020, Hà Nội đã quan điểm phong tỏa hẹp nhất có thể nhưng phải xét nghiệm rộng và trả kết quả ngay với công thức 4-6 (4 tiếng lấy mẫu, 6 tiếng trả kết quả) thì mới có thể thu hẹp được vùng phong tỏa. Ví dụ ở khu chung cư, sau khi có kết quả sẽ chỉ triển khai phong tỏa theo tầng chứ không phong tỏa toàn bộ khu chung cư.

Công tác phòng, chống dịch COVID-19 có nhiều cái mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, nên quan điểm của thành phố là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kịp thời lắng nghe, cầu thị để để điều chỉnh kịp thời và phù hợp với thực tiễn. Điều này sẽ được tiếp tục điều chỉnh cả khi đã nới lỏng hay là hết giãn cách toàn xã hội.

Về phương hướng thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Hà Nội đang bàn kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, từng bước tiếp tục nới lỏng căn cứ trên thực tiễn của thành phố, thích ứng linh hoạt, an toàn, kiểm soát hiệu quả đối với dịch COVID-19. Hà Nội sẽ triển khai các quy định tới các quận, huyện, căn cứ vào tình hình thực tiễn của từng địa phương, trên tinh thần bám sát 6 nguyên tắc mà Thủ tướng đặt ra.

Thay mặt lãnh đạo thành phố Hà Nội, Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong cảm ơn sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan Trung ương, nhất là các bệnh viện Trung ương và đặc biệt là 12 tỉnh, thành đã huy động nguồn lực, y bác sỹ hỗ trợ Hà Nội trong chiến dịch thần tốc xét nghiệm và tiêm vaccine thời gian gần đây.

Đồng thời, thành phố kiến nghị với Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ 2 nội dung: Thứ nhất, mặc dù thành phố đã kiểm soát cơ bản tình hình dịch bệnh, nhưng Hà Nội xác định nguy cơ vẫn cao, vẫn còn F0 trong cộng đồng, người về từ vùng dịch nhiễm bệnh, tâm lý lơ là, chủ quan, sớm tự mãn với kết quả bước đầu trong phòng, chống dịch, vì thế thành phố đề nghị Chính phủ và Bộ Giao thông cân nhắc việc triển khai chuyến bay thương mại và vận tải hành khách đường sắt đến Hà Nội. Thứ hai, theo thời gian cuối tháng 10 sẽ tiêm trả vaccine mũi 2, vì vậy Hà Nội đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ngành quan tâm bố trí đủ vaccine để Hà Nội đảm bảo tiêm đúng kỳ hạn cho người dân trên địa bàn./.

Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.