Hãng bay quyết liệt tái cấu trúc, cần 'bà đỡ' về mặt cơ chế

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế .
Hãng bay quyết liệt tái cấu trúc, cần 'bà đỡ' về mặt cơ chế

"Quả ngọt" bước đầu

Mới đây, đại diện Hãng hàng không Bamboo Airways cho biết trong thời gian vừa qua, để khôi phục hoạt động giai đoạn hậu khủng hoảng Covid 19 nói chung, cũng như tái định hướng để giải quyết các vấn đề nội tại nói riêng, Hãng duy trì khai thác đảm bảo an toàn, an ninh tuyệt đối và chất lượng dịch vụ tốt, cùng lúc triển khai quyết liệt các giải pháp để tái cấu trúc toàn diện, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Cụ thể, vị này cho biết đối với công tác điều phối đội tàu bay, Bamboo Airways đã và đang tích cực thảo luận, đàm phán với các đối tác để tái thiết kế cơ cấu và quy mô đội tàu phù hợp với yêu cầu hoạt động mới, ưu tiên tính kinh tế trong vận hành, chuẩn hóa đồng nhất cấu hình tàu bay, tiết giảm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, Bamboo Airways tiếp tục đa dạng hoá mạng lưới đối tác tiềm năng để chuẩn bị cho kế hoạch tăng cường số lượng tàu bay trong trung hạn, làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp Boeing và Airbus để triển khai các thoả thuận mua tàu bay đã được ký kết, nhằm chủ động nguồn lực đội tàu bay giai đoạn 2024 – 2028 và những năm tiếp theo.

Hãng bay quyết liệt tái cấu trúc, cần 'bà đỡ' về mặt cơ chế ảnh 1

Đối với mạng đường bay, Bamboo Airways đã rà soát thực tế nhu cầu hành khách cũng như các điều kiện thị trường cho phép, tiến hành cắt giảm tần suất khai thác một số đường bay không hiệu quả, ít nhu cầu của hành khách nói chung, đồng thời tăng cường khai thác trên các tuyến bay ghi nhận nhu cầu hành khách cao, qua đó gia tăng hiệu quả thương mại nói chung trên toàn mạng, cũng như đáp ứng tối ưu nhất dung lượng thị trường.

Những giải pháp tổng thể đã giúp Bamboo Airways xây dựng hướng đi phù hợp mới cho giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024. Cụ thể, cấu trúc đội tàu dự kiến bao gồm các chủng loại máy bay thân hẹp và phản lực, khai thác các đường bay trục kết nối trung tâm lớn như Hà Nội – TPHCM, Hà Nội – Đà Nẵng, TP HCM – Đà Nẵng; và các đường bay địa phương kết nối Hải Phòng, Vinh, Đồng Hới, Huế, Nha Trang, Đà Lạt, Quy Nhơn, Phú Quốc, Côn Đảo...

“Trong mọi giai đoạn, trải nghiệm và quyền lợi của khách hàng vẫn luôn được chúng tôi đặt lên ưu tiên hàng đầu. Hãng vẫn không ngừng nỗ lực để đảm bảo chỉ số đúng giờ cao cùng sự an toàn tuyệt đối của các chuyến bay. Đồng thời, Bamboo Airways cam kết luôn duy trì dịch vụ hàng không tận tâm và hiếu khách để thay lời tri ân tới tình cảm và sự ủng hộ xuyên suốt của khách hàng dành cho Bamboo Airways trong suốt thời gian qua”, đại diện Bamboo Airways cho biết.

Khó đơn độc vượt khó

Có thể nói, những sự chuyển mình đổi mới bước đầu này là nền tảng quan trọng, tạo đà cho tiến trình tái cơ cấu dài hạn đang tiếp tục được Bamboo Airways triển khai, nhằm tái thiết bộ máy theo hướng tinh và gọn, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng lực nội tại và tính tự chủ, tự cường của Hãng, thu hút nguồn lực chất lượng và các nhà đầu tư chiến lược.

Những nỗ lực quyết liệt từ nội tại doanh nghiệp là đã rõ. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận là không dễ để một doanh nghiệp hàng không đơn độc vượt khó một cách nguyên vẹn và ít vấp váp. Các chuyên gia nhìn nhận rằng thành công của bất cứ cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp hàng không nào cũng đều rất cần tới sự đồng hành của Chính phủ và các cơ quan chức năng, về giải pháp tháo gỡ các khó khăn liên quan đến tài chính và cơ chế.

Mọi hiệu ứng đến từ tinh giảm bộ máy, điều chỉnh đội tàu hay mạng lưới đường bay… đều chỉ là lối thoát tạm thời để doanh nghiệp cải thiện dòng tiền trước mắt. Còn xét về lâu về dài, môi trường hàng không buộc phải yêu cầu một lực lượng nhân sự đủ về số lượng, và chuẩn mực về chất lượng, để đảm bảo tiêu chuẩn dịch vụ cũng như an toàn, an ninh hàng không. Các tỉnh thành luôn đặt kỳ vọng vào những kết nối đường không có sức ảnh hưởng để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chưa kể, việc tinh giảm nhân lực còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của hàng loạt người lao động, gây mất ổn định an sinh xã hội.

Việc mạnh dạn triển khai những giải pháp trực diện và cần thiết với sự hỗ trợ từ các cơ quan hữu quan có thể sẽ là cửa thoát hiểm cho Bamboo Airways vượt qua giai đoạn quyết định này. Suy cho cùng, một thị trường có nhiều nhà cung cấp tham gia, là một thị trường có tính cạnh tranh tốt, và bên được hưởng lợi nhiều nhất luôn là người tiêu dùng.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.