Hổ tăng "dân số", con người bị đẩy ra khỏi rừng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại Ấn Độ, khi số lượng cá thể hổ gia tăng, đồng nghĩa với việc các cộng đồng người bản địa tại nước này đang bị đẩy ra khỏi nơi họ sinh sống suốt nhiều thế hệ.
Hổ tăng "dân số", con người bị đẩy ra khỏi rừng

Chủ nhật vừa qua, Thủ tướng Narendra Modi đã tuyên bố rằng quần thể hổ của Ấn Độ đã tăng đều đặn lên hơn 3.000 cá thể kể từ khi nước này bắt đầu chương trình bảo tồn loài mèo lớn nhất thế giới.

“Ấn Độ là một quốc gia nơi bảo vệ thiên nhiên là một phần văn hóa của chúng tôi", Thủ tướng Modi tuyên bố. “Đó là lý do tại sao chúng tôi có nhiều thành tựu độc đáo trong việc bảo tồn động vật hoang dã”.

Ông Modi cũng đã thành lập Liên minh bảo tồn các mèo lớn mà ông cho biết sẽ tập trung vào 7 loài mèo lớn là hổ, sư tử, báo hoa mai, báo tuyết, báo sư tử, báo đốm và báo châu Phi.

Trong khi đó, các cộng đồng người bản địa tại Ấn Độ đang biểu tình để phản đối cách các dự án bảo tồn động vật hoang dã đã gây ảnh hưởng tới sinh kế của họ trong nửa thế kỷ qua.

Dự án Hổ bắt đầu vào năm 1973 sau một cuộc điều tra cho thấy loài hổ của Ấn Độ đang nhanh chóng bị tuyệt chủng do mất môi trường sống, nạn săn bắn và giết hại trả thù của con người. Vào thời điểm đó, quần thể hổ hoang dã tại Ấn Độ chỉ có khoảng 1.800 con.

Nhưng các chuyên gia cho rằng đó là một ước tính quá cao do phương pháp thống kê không chính xác ở Ấn Độ cho đến năm 2006. Chính phủ Ấn Độ đã cố gắng giải quyết tình trạng suy giảm, trong đó có tạo ra mô hình các khu bảo tồn, nơi các hệ sinh thái không bị xáo trộn bởi mọi người.

Tuy nhiên, một số nhóm dân bản địa cho biết các chiến lược bảo tồn, vốn chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa môi trường Mỹ, đang "nhổ bỏ" các cộng đồng vốn đã sống trong rừng hàng thiên niên kỷ.

Các thành viên của một số nhóm người bản địa tại Ấn Độ đã thành lập một ủy ban để phản đối việc trục xuất họ khỏi vùng đất lâu đời và tìm kiếm tiếng nói trong cách quản lý khu bảo tồn.

J. A. Shivu, 27 tuổi, thuộc bộ lạc Jenu Kuruba, cho biết: “Nagarahole là một trong những khu rừng đầu tiên được đưa vào Dự án Hổ. Cha mẹ, ông bà của chúng tôi có lẽ là những người đầu tiên bị buộc rời khỏi khu rừng với danh nghĩa bảo tồn. Chúng tôi đã mất mọi quyền đến thăm các vùng đất, đền thờ hoặc thậm chí lấy mật ong từ rừng. Làm sao chúng tôi có thể tiếp tục sống như thế này?”.

Jenu, có nghĩa là mật ong trong ngôn ngữ Kannada miền Nam Ấn Độ, là nguồn sinh kế chính của các bộ lạc.

Với dân số ít hơn 40.000 người, Jenu Kuruba là một trong 75 nhóm bộ lạc mà chính phủ Ấn Độ xếp vào nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương. Các cộng đồng bản địa như Jenu Kurubas là một trong những cộng đồng nghèo nhất ở Ấn Độ.

Một số chuyên gia cho rằng các chính sách bảo tồn cố gắng bảo vệ vùng hoang dã nguyên sơ đã bị ảnh hưởng bởi định kiến đối với cộng đồng địa phương.

Bộ Các vấn đề Bộ lạc của chính phủ Ấn Độ đã nhiều lần cho biết họ đang sửa đổi luật bảo vệ người bản địa. Chỉ khoảng 1% trong số hơn 100 triệu người bản địa ở Ấn Độ được cấp quyền sử dụng đất rừng, mặc dù luật về quyền khai thác rừng của chính phủ, được thông qua năm 2006, nhằm mục đích “xóa bỏ sự bất công lịch sử” đối với các cộng đồng sống trong rừng.

Trong khi đó, số lượng hổ của Ấn Độ đang phát triển mạnh. Tổng cộng 3.167 cá thể hổ của nước này hiện chiếm hơn 75% quần thể hổ hoang dã trên thế giới.

Hổ đã biến mất ở Bali và Java của Indonesia, trong khi hổ Trung Quốc có khả năng tuyệt chủng trong tự nhiên. Hổ đảo Sunda chỉ được tìm thấy ở Sumatra. Dự án Hổ của Ấn Độ đã được nhiều người ca ngợi là hình mẫu bảo tồn động vật hoang dã.

SP Yadav, một quan chức cấp cao của chính phủ Ấn Độ phụ trách Dự án Hổ, cho biết: “Dự án bảo tồn này khó có thể sánh được trên thế giới vì một kế hoạch có quy mô và mức độ như vậy đã không thành công như vậy ở những nơi khác”.

Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng chi phí xã hội của việc bảo tồn các "pháo đài" của loài hổ và động vật hoang dã là rất cao.

Sharachchandra Lele, thuộc Tổ chức nghiên cứu về sinh thái và môi trường Ashoka Trust có trụ sở tại thành phố Bengaluru (bang Karnataka), cho biết mô hình bảo tồn này đã lỗi thời.

“Đã có một số ví dụ về các khu rừng được cộng đồng địa phương tích cực sử dụng và số lượng hổ đã thực sự tăng lên ngay cả khi người dân được hưởng lợi ở những khu vực này", ông Lele chỉ ra.

Vidya Athreya, giám đốc Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã ở Ấn Độ, người đã nghiên cứu sự tương tác giữa loài mèo lớn và con người trong hai thập kỷ qua, đồng thuận với ý kiến trên.

“Theo truyền thống, chúng ta luôn đặt động vật hoang dã lên trên con người", chuyên gia Athreya nói, đồng thời cho biết thêm rằng việc gắn kết với động vật với con người là con đường bền vững nhất để bảo vệ động vật hoang dã ở Ấn Độ.

Shivu, thuộc bộ lạc Jenu Kuruba, cũng muốn quay trở lại cuộc sống nơi cộng đồng bản địa và hổ sống cùng nhau.

“Chúng tôi coi hổ là những vị thần và chúng tôi là những người trông coi khu rừng này", ông Shivu nói.

Theo AP
Ảnh minh họa
Hành trình “Theo dấu chân Người” ý nghĩa trong tháng 5
(Ngày Nay) -  “Theo dấu chân Người” là chủ đề chuỗi hoạt động tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong tháng 5/2024, hướng tới kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2024); 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024); 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh, Ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024).
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo chiêu dùng thuốc an thần để chiếm đoạt tài sản
(Ngày Nay) - Mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy phối hợp với Công an Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ một trường hợp có hành vi chiếm đoạt tài sản của thân nhân, bệnh nhân đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Chiêu thức của đối tượng phạm tội là mời nạn nhân sử dụng nước uống, thức ăn có chứa thuốc an thần.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Mike Johnson phát biểu bên ngoài Đại học Columbia.
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật chống bài Do Thái
(Ngày Nay) - Với 320 phiếu thuận và 91 phiếu chống, Hạ viện Mỹ ngày 2/5 đã thông qua dự luật chống bài Do Thái trong bối cảnh xảy ra làn sóng biểu tình bất ổn tại nhiều trường đại học trên khắp nước Mỹ.
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Vẻ đẹp diệu kỳ của hoa diên vĩ trong nghệ thuật kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Đèn lồng Iris là một kiệt tác nghệ thuật đèn kính màu Tiffany, ẩn chứa trong mình vẻ đẹp tinh tế và bí ẩn. Nổi bật với hình ảnh hoa diên vĩ rực rỡ trên nền trời xanh, tác phẩm này thu hút sự chú ý của nhiều người yêu thích nghệ thuật trang trí trên toàn thế giới.
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
VIB bị tố làm giả hồ sơ vay?
(Ngày Nay) - Ông Trần Vũ Xuân Lâm (SN 1984, ở Q.Bình Thạnh) thế chấp giấy tờ nhà vay hai khoản tổng cộng 4,475 tỷ đồng tại Ngân hàng Quốc tế VIB. Nhiều lần nhận thấy bất thường trong cách thu nợ tự động nên ông đề nghị cung cấp sổ sách chi tiết tín dụng để đối chiếu và tất toán nhận lại sổ đỏ nhưng không được đáp ứng dẫn đến nợ xấu và phát sinh nhiều vấn đề.
Ảnh minh họa
Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.
Ảnh minh họa
Thí sinh chính thức đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 từ ngày 2/5
(Ngày Nay) - Từ ngày mai (2/5), các thí sinh đang học lớp 12 sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024 theo hình thức trực tuyến. Thí sinh tự do đăng ký thi bằng hình thức trực tiếp tại các đơn vị do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Thời gian đăng ký dự thi đến 17 giờ ngày 10/5/2024.
Ảnh minh họa
Các cơ sở y tế khám, cấp cứu gần 964.700 bệnh nhân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
(Ngày Nay) - Chiều 1/5, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế, 63 Sở Y tế các tỉnh, thành phố và y tế ngành trên toàn quốc trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 (từ ngày 27/4 đến ngày 1/5), tổng số bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở khám chữa bệnh là 251.089 người.