Hóa chân hương ngày Tết thế nào cho đúng?

Theo tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam, các gia đình thường tiến hành lau dọn ban thờ và hóa chân hương mỗi dịp Tết đến. Tuy nhiên, làm thế nào cho đúng vẫn là điều không phải ai cũng rõ.
Hóa chân hương ngày Tết thế nào cho đúng?
Mỗi dịp năm hết Tết đến, các gia đình thường tiến hành lau dọn ban thờ. Đây là việc cần được làm cẩn thận, tỉ mỉ.
Thông thường có 2 thời điểm nên lau dọn và tiến hành hóa chân hương, đó là trước lễ cúng Táo quân chầu trời hoặc nhân tiện Táo quân vắng nhà thì tranh thủ dọn dẹp bàn thờ để đón năm mới và đón Táo quân trở về (thường vào 23 và 30 tháng Chạp).
Hóa chân hương ngày Tết thế nào cho đúng? - anh 1

Ban thờ cần được lau dọn sạch sẽ và tỉa chân nhang gọn gàng. Ảnh minh họa.

Gia chủ cần lưu ý tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc gọn gàng và chuẩn bị hoa quả đặt lên trước khi dọn ban thờ và đồ thờ cúng. Sau đó thắp hương để thông báo cho tổ tiên và thần linh biết rằng gia chủ chuẩn bị dọn dẹp ban thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh đi nơi khác một thời gian để con cháu lau dọn.
Chổi quét hoặc khăn lau bàn thờ thường được dùng riêng, và rất hạn chế sự chung đụng. Nước lau bàn thờ trước tiên là nước sạch. Sau đó dùng rượu trắng với gừng (hoặc nước vang – nước ngũ vị hương) để lau sạch bàn thờ.
Về nguyên tắc chúng ta chỉ nên di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không nên xê dịch. Khi lau bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu pha gừng giã nhỏ, nước hoa, ngũ vị hương... lau cho sạch.
Sau khi dọn bát hương có thể tỉa bớt chân hương nhưng phải để lại ít nhất 3 – 5 – 7 – 9 cây. Chân hương đã tỉa ra, cần đốt và thả tro xuống sông, suối hoặc bón cây, không nên đổ lung tung.
Theo quan niệm mới hiện nay, các gia đình có thể tiến hành lau dọn ban thờ sạch sẽ và tỉa chân hương gọn gàng cho nơi thờ cúng được trang nghiêm, thanh tịnh mà không nhất thiết phải chờ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch như dân gian. Điều quan trọng là chúng ta phải làm việc này một cách thành tâm, nghiêm túc để thể hiện lòng thành kính với người trên.

Bài liên quan:

- Sắp xếp ban thờ thế nào để gặp nhiều may mắn trong Tết?

- Các bài văn khấn dịp Tết Nguyên đán

- Xem tuổi xông đất đầu năm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.