'Hoàng hôn' của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang đến gần?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Dù chưa hoàn toàn bị đánh bại, nhưng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã và đang tiếp tục suy yếu trong những năm qua. 
Cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gần biên giới Syria ngày 3/11/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) gần biên giới Syria ngày 3/11/2017. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Thế giới từng chứng kiến những thay đổi lịch sử về ý thức hệ vào những năm 1517, 1776 và 1917. Năm 1517, cuộc Cải cách do nhà thần học người Đức Martin Luther khởi xướng đã khai sinh ra đạo Tin Lành. Các năm 1776 và 1917 lần lượt đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản.

Và tới năm 1979, một bước ngoặt nữa đã xuất hiện. Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan bùng lên thành một ý thức hệ, sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran.

Cách mạng Hồi giáo Iran là cuộc cách mạng đã biến Iran từ một chế độ quân chủ độc tài trở thành một quốc gia thần quyền. Một số báo chí Hồi giáo gọi đây là "cuộc cách mạng vĩ đại thứ ba trong lịch sử", sau Cách mạng Pháp và Cách mạng Tháng Mười Nga, và là sự kiện biến chủ nghĩa phong kiến Hồi giáo thành lực lượng chính trị.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đại diện cho ý chí của hàng triệu người, và có nguồn gốc sâu xa. Ví dụ, vào giữa thế kỷ 20, nhà tư tưởng Sayyid Qutb - một trong những thành viên chủ chốt của Tổ chức Anh em Hồi giáo, đã lên tiếng phê phán toàn diện chủ nghĩa duy vật của Mỹ. Ông quả quyết rằng, linh hồn của người dân Mỹ đang bị tách rời khỏi thể xác; họ đề cao vật chất hơn tất thảy. Với tư tưởng Hồi giáo cực đoan, linh hồn và thể xác con người không nên bị chia tách như vậy, mà cần phải hợp lại thành một thể thống nhất, và cùng tồn tại ở một vương quốc được điều hành bởi luật Shariah, Sayyid Qutb lập luận.

'Hoàng hôn' của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang đến gần? ảnh 1

Nhà tư tưởng Sayyid Qutb, một trong những người đặt nền móng cho sự ra đời của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. (Ảnh: Islam21C)

Ra đời năm 1928, Tổ chức Hồi giáo Anh em là phong trào Hồi giáo lâu đời nhất, có ảnh hưởng nhất trong thế giới Ả Rập. Phương châm của tổ chức là phải làm hồi sinh đạo Hồi, đưa ngọn cờ của đạo Hồi đến toàn thể nhân loại.

Quan điểm trên thường được các tín đồ Hồi giáo cực đoan tiếp thu theo 2 cách khác nhau. Theo hướng ôn hoà, chúng ta có các giáo sĩ luôn tìm cách mở rộng quyền lực chính trị của mình. Theo hướng bạo lực, chúng ta có những chiến binh Hồi giáo cực đoan cố gắng lật đổ các quốc gia Ả Rập, xa hơn là Mỹ và các nước phương Tây.

Năm 2006, nhà văn, nhà báo Lawrence Wright đã khẳng định rằng, mục đích lớn nhất của Al-Qaeda là tạo ra một thế giới Hồi giáo. Đó là những kế hoạch rất bài bản: hất cẳng Mỹ khỏi Iraq, thành lập một vương quốc Hồi giáo, lật đổ các quốc gia Ả Rập, phát động chiến tranh với Israel, phá hoại nền kinh tế phương Tây, tạo ra "cuộc đối đầu toàn diện" giữa những người ủng hộ và không ủng hộ, và viết lên trang sử mới bằng "chiến thắng cuối cùng" vào năm 2020. Đó là tiền đề cho các vụ khủng bố do những phần tử Hồi giáo cực đoan gây ra.

Những kẻ khủng bố có thể coi vụ đánh bom khiến hơn 100 người thiệt mạng vừa qua ở sân bay Kabul là bước tiến trên con đường mở rộng "đế chế" Hồi giáo. Họ coi việc Mỹ rút khỏi Afghanistan là thất bại của nền dân chủ phương Tây.

Nhưng mọi thứ không đơn giản như vậy. Những năm qua, chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đã suy yếu.

'Hoàng hôn' của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang đến gần? ảnh 2
Các nhân viên y tế đưa một người bị thương lên cáng sau vụ đánh bom tại sân bay Kabul, Afghanistan, hôm 26/8. Ảnh: AFP.

Nếu những phần tử cực đoan nghĩ rằng vẫn có thể dùng bạo lực để tạo ảnh hưởng, thì họ đã sai lầm. Theo một nghiên cứu của Pew Research Center với 11 nước đạo Hồi năm 2013, chỉ có 13% người khảo sát ủng hộ Al Qaeda. Trong cuốn sách "Những người tử vì đạo mất tích" (The Missing Martyrs), Giáo sư Xã hội học tại Đại học Bắc Carolina Charles Kurzman chỉ ra rằng, chỉ 1/100.000 người Hồi giáo sẽ trở thành kẻ khủng bố cực đoan.

Chủ nghĩa thế tục là một lập trường triết học, ủng hộ việc tôn giáo và thể chế nên tại một nước nên là hai thực thể riêng biệt, không chi phối lẫn nhau.

Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang đánh mất sức ảnh hưởng tại 2 nước mà nó phát triển mạnh nhất là Iraq và Syria. Điều tương tự cũng xảy ra tại các nước Hồi giáo ôn hoà hơn. Năm 2019, tờ The Economist đã kết luận: "Tại các nước Ả Rập, người dân đang quay lưng với các đảng chính trị tôn giáo. Nhiều người còn từ bỏ đạo Hồi. Ngay cả nhà thần học nổi tiếng của Iran Ayatollah Mohammad-Taqi Mesbah Yazdi cũng thừa nhận, "người Iran đang trốn tránh các giáo lý tôn giáo và chuyển sang chủ nghĩa thế tục."

Chủ nghĩa Wahhabi là một hình thức bảo thủ và hung hăng của Hồi giáo Sunni, được thực hành chủ yếu ở Ả Rập Xê Út. Theo chủ nghĩa này, Allah là vị Chúa trời, là đấng sáng tạo duy nhất mà con người phải dốc lòng và trực tiếp thờ phụng.

Trên toàn cầu, số người chết vì các cuộc tấn công thực hiện bởi những phần tử Hồi giáo cực đoan đã giảm 59% từ 2014 - 2019. Al Qaeda vẫn không thể bắn một viên đạn vào lãnh thổ nước Mỹ kể từ ngày 11/9/2001. Vào năm 2017, thái tử Ả Rập Xê Út là Mohammed bin Salman đã bắt đầu chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa Wahhabi khỏi nước này.

Một số chuyên gia cũng nhất trí rằng chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan đang suy yếu. Nelly Lahoud, học giả về Hồi giáo của tổ chức New America, cho rằng trong 2 thập kỷ qua, những phần tử Hồi giáo cực đoan "dễ đạt được cuộc sống vĩnh cửu trên thiên đường hơn là khiến nước Mỹ phải quỳ gối." Trên tờ Washington Post, nhà báo Fareed Zakaria cho biết, những tổ chức Hồi giáo cực đoan hiện nay chỉ tập trung vào khu vực họ cai trị: Taliban tại Afghanistan, Boko Haram tại Nigeria và al-Shabab tại Sừng châu Phi. Tình cảnh này khá tệ nếu so với những ngày huy hoàng của Al Qaeda, khi những kẻ đứng đầu tuyên bố mục tiêu chính của chúng là "kẻ thù ở xa" (ám chỉ Mỹ và các nước phương Tây).

Vụ đánh bom tự sát do IS gây ra ở sân bay Kabul đã cho thấy, những xung đột trong khu vực cũng có thể rất nguy hiểm. Nhưng xác suất để chúng làm rung chuyển trật tự thế giới hiện tại gần như bằng 0.

Theo The New York Times
Thí sinh tại điểm thi Trường THPT Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng. Ảnh tư liệu: Hoàng Hiếu/TTXVN
Học sinh Hà Nội mong phương án tuyển sinh lớp 10 sớm được công bố
(Ngày Nay) - Năm học 2024 - 2025 đã đi qua gần hết học kỳ 1, song các nhà trường, học sinh lớp 9 và phụ huynh trên cả nước vẫn chưa biết phương án tuyển sinh lớp 10 năm học tới. Cùng với các địa phương, thành phố Hà Nội chưa thể “chốt” được phương án tuyển sinh lớp 10 vì còn chờ Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố quy chế tuyển sinh.
Dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long (phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) do Công ty TNHH Xuân Trường Hoành Bồ làm chủ đầu tư.
Hà Nội: Sau đấu giá, quy hoạch nhà ở cao tầng được điều chỉnh về thấp tầng
(Ngày Nay) - Ô đất TT-07 (tên cũ là CT–04, nằm tại phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) trước đây từng được quy hoạch để thực hiện dự án nhà ở chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau khi kết quả trúng đấu giá được phê duyệt, ô đất này bất ngờ được thay đổi quy hoạch thành đất ở thấp tầng, để thực hiện dự án Khu nhà ở cao cấp Vạn Thuận – Tây Thăng Long.