Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Văn hóa, Nghiên cứu và Công nghệ Nadiem Anwar Makarim nhấn mạnh: "Di sản như các vật thể lịch sử, kiến thức, phong tục, nghệ thuật và truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ đã định hình nên nền văn minh của quốc gia và đưa Indonesia lên tầm quốc tế nhờ được công nhận là di sản thế giới".
Batik đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể thế giới từ năm 2009 do giá trị văn hóa và ý nghĩa triết học liên quan đến vòng đời của người Indonesia bên cạnh sự độc đáo về kỹ thuật và vẻ đẹp của hoa văn.
Vì vậy, ông cho biết những người dân Indonesia phải có trách nhiệm đảm bảo tính bền vững của batik và các di sản khác mà chúng tôi sở hữu.
Ông Nadiem cho hay "sẽ đảm bảo Batik không chỉ được bảo tồn, duy trì mà cần phát huy giá trị cao hơn nữa trong tương lai. Batik là sự kết tinh của tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và tính tự cường qua nhiều thời đại".
Trong khi đó, Phó giám đốc Quỹ Batik Indonesia Diana Santosa nhấn mạnh rằng Ngày Batik Quốc gia có sự tham gia của các nghệ sĩ batik từ mỗi vùng ở Indonesia với mục đích giáo dục người Indonesia, đặc biệt là giới trẻ về batik. Theo bà Diana. "giới trẻ cần hiểu về văn hóa batik, đó không đơn thuần là một "xu hướng" mà là một di sản văn hóa mang tầm vóc thời đại".