Khi lên cơn sốt rét bạn cần làm gì?

Khi sốt cao, biểu hiện ớn lạnh hoặc rét run rất phổ biến. Tuy nhiên nếu xử trí đúng cách, tình trạng này sẽ nhanh chóng hết.
Khi lên cơn sốt rét bạn cần làm gì?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn, do mắc các bệnh tự miễn hoặc phản ứng với thuốc...

Vùng dưới đồi của não là khu vực kiểm soát nhiệt độ cơ thể. Khi sốt cao, tức cơ thể đang tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường, lúc này vùng dưới đồi sẽ nhận được tín hiệu, từ đó khởi động “hệ thống” làm mát bằng cách tăng tiết mồ hôi, tăng lưu lượng máu đến da. Nếu “hệ thống” làm mát này hoạt động liên tục, khiến cơ thể hạ hơn nhiệt độ bên ngoài, sẽ gây ra cảm giác ớn lạnh, rét run. 

Khi lên cơn sốt rét bạn cần làm gì?

Với trẻ nhỏ, PGS Dũng khuyến cáo, không nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ vẫn dưới 38,5 độ. Khi trẻ sốt nhẹ ở mức 37,5-38,5 độ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho bé uống nhiều nước hoặc bú mẹ nhiều hơn.

Sốt thường vô hại, ngoài việc cơ thể cảm thấy khó chịu. Với người lớn, khi sốt cao kèm theo rét, ớn lạnh, có thể dùng thuốc hạ sốt.

Hiện có 2 loại là paracetamol và ibuprofel. Trong đó, các nước châu Á lựa chọn paracetamol, châu Âu dùng ibuprofel do họ không có dịch sốt xuất huyết. Liều dùng paracetamol là 15mg/kg thể trọng, khoảng cách từ 4-6 tiếng.

Sau khi uống thuốc hạ sốt, cơ thể có cơ chế thoát nhiệt, với con người thoát nhiệt qua da. Để có thể thoát nhiệt cần có đối lưu giống như khi trời nóng, đi xe máy ngoài đường có gió sẽ thấy mát. Nếu không có đối lưu thì không thoát nhiệt được.

“Do đó, nguyên tắc quan trọng khi bị sốt là không được đắp chăn, không được đóng kín cửa mà phải mở cửa, quạt cho thông gió, để không khí trong nhà lưu thông. Với cách này chỉ một lúc sau người bệnh sẽ hết cảm giác rét", PGS Dũng nói.

Ngoài ra các trường hợp bị sốt không nên chườm lạnh, dán miếng hạ sốt. Phương pháp này chỉ giúp hạ sốt nhanh 1 giờ đầu, sau đó nhanh chóng sốt lại. Cách tốt nhất để thấy dễ chịu là dùng khăn ấm lau toàn thân, lau nhiều ở trán, 2 hóc nách, bẹn, thay khăn 2-3 phút/lần để giúp hạ nhiệt nhanh.

Ngoài ra, người lớn khi bị sốt cao cần uống nhiều nước để làm mát cơ thể, ngăn ngừa mất nước; ăn thức ăn nhẹ dễ tiêu hoá; nghỉ ngơi, thư giãn; mặc quần áo thoáng mát.

Trường hợp sốt cao gây co giật, sốt trên 41 độ, mất ý thức, khó thở, đau dữ dội hoặc sưng viêm một bộ phận nào đó trong cơ thể, sốt cao trên 2 ngày không đỡ, nôn mửa, đi tiểu có máu... cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Theo Vietnamnet
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?